So sánh với các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hồ chí minh (Trang 66 - 68)

4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu

4.3.1 So sánh với các nghiên cứu trước đây

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized coefficient)

- Biến mơi trường kiểm sốt (MT) có hệ số 0.080, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “mơi trường kiểm sốt” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.080 điểm.

Như vậy, một mơi trường kiểm sốt tốt (sơ đồ tổ chức hợp lý, nhân viên có năng lực, xây dựng mơi trường văn hóa, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp…) sẽ góp phần làm tăng tính hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ramos (2004).

- Biến đánh giá rủi ro (DG) có hệ số 0.199, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “đánh giá rủi ro” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.199 điểm.

Như vậy, đánh giá rủi ro được thực hiện tốt sẽ giúp nâng cao sự hữu hiệu của HTKSNB. Khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay thì việc thực hiện đánh giá rủi ro tốt đóng vai trị quan trọng giúp đơn vị hoàn thành các mục tiêu đã thiết lập. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Lannoye (1999), Dinapoli (2007).

- Biến hoạt động kiểm sốt (HD) có hệ số 0.201, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “hoạt động kiểm soát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.201 điểm.

Như vậy, hoạt động kiểm soát nếu được tiến hành thường xuyên và hiệu quả sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của HTKSNN trong các DNNVV. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu của Ramos (2004), Kaplan (2008).

- Biến thơng tin và truyền thơng (TT) có hệ số 0.128, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “thông tin và truyền thơng” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.128 điểm.

Như vậy, khi thơng tin được cung cấp chính xác, đầy đủ, phù hợp kịp thời cho việc ra quyết định và công tác truyền thông trong nội bộ cũng như ra bên ngoài hiệu quả sẽ giúp HTKSNB nâng cao sự hữu hiệu. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Dinapoli (2007).

- Biến giám sát (GS) có hệ số 0.164, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “giám sát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.164 điểm. Như vậy, việc tăng cường công tác giám sát bên trong và bên ngoài đối với hoạt động DNNVV sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Spinger (2004).

- Biến thể chế chính trị (CT) có hệ số 0.205, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “thể chế chính trị” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.205 điểm.

Đây được xem là điểm mới của đề tài khi kế thừa nhân tố “thể chế chính trị” vào việc xem xét sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM. Kết quả này cho thấy một chế độ chính trị được tổ chức và vận hành ổn định (ổn định chính trị, các chính sách hỗ trợ, trách nhiệm giải trình, phịng chống tham nhũng) sẽ góp phần tăng cường tính hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu: Kaufmann & cộng sự (2009), Beck và các cộng sự (2003), Hồng Chí Bảo (2008).

Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized coefficient)

Hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến độc lập được thể hiện ở bảng 4.11

Bảng 4.11: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

STT Biến độc lập Giá trị Tỷ trọng Thứ tự ảnh hưởng

1 Môi trường kiểm soát (MT) 0,108 9,5 6 2 Đánh giá rủi ro (DG) 0,285 25 1 3 Hoạt động kiểm soát (HD) 0,174 15,2 4 4 Thông tin và truyền thông (TT) 0,167 14,6 5 5 Giám sát (GS) 0,186 16,3 3 6 Thể chế chính trị (CT) 0,221 19,4 2

Tổng 1.141 100%

Như vậy, thơng qua kiểm định có thể thấy thứ tự tầm quan trọng của các nhân tố lần lượt là: Đánh giá rủi ro, Thể chế chính trị, Giám sát, Hoạt động kiểm sốt, Thơng tin và truyền thơng và Mơi trường kiểm sốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hồ chí minh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)