Thể chế chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hồ chí minh (Trang 36 - 37)

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

2.5.6 Thể chế chính trị

Khái niệm thể chế chính trị được trình bày trong nghiên cứu của khá nhiều tác giả. Theo tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng: “Thể chế đồng nghĩa với thiết chế và được giải thích là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội”. Tác giả Đặng Đình Tân và cộng sự (2000): “thể chế chính trị một mặt là những quy định, quy chế, chuẩn mực, quy phạm, nguyên tắc luật lệ,… nhằm điều chỉnh và xác lập các quan hệ chính trị. Mặc khác nó là những dạng thức trúc tổ chức, các bộ phận chức năng cấu thành của một chủ thể chính trị, hay hệ thống chính trị”. Thuật ngữ này cịn được hiểu: “là hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện của các thành phố chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền” (Dương Xuân Ngọc và Lưu Văn An, 2003)

Tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016), những nội dung chủ yếu của thể chế chính trị gồm: “Thứ nhất, thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị tạo thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, của hệ thống chính trị. Thể chế chính trị bao gồm: thể chế nhà nước, thể chế đảng chính trị, thể chế các tổ chức chính trị - xã hội. Thể chế nhà nước là chế định pháp luật có tính cưỡng chế bắt buộc mọi người, mọi tổ chức phải tôn trọng và chấp hành. Thể chế các đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội là những điều lệ, nghị định, quy định nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động của những tổ chức đó.

Thứ hai, thể chế chính trị một mặt nó là cách thức biểu hiện các yếu tố của hệ thống chính trị của kiến trúc thượng tầng, một mặt nó là cơ sở chính trị - xã hội quy định bản chất và nội dung của chế độ xã hội.

Thứ ba, hiệu lực, thể chế nhà nước có vai trị quan trọng trong thể chế chính trị. Vai trị của từng thể chế chính trị và cơ chế vận hành quyết định đến vai trò của thể chế chính trị”.

Thể chế chính trị chi phối khá mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được xem là “tiền đề” quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể tạo cơ hội thuận lợi nhưng cũng có khi đe dọa, gây ra sự cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và tính hữu hiệu của HTKSNB nói riêng thơng qua hệ thống các công cụ luật pháp, vĩ mô…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hồ chí minh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)