2.6.1 Nhà quản lý
Trên cơ sở các mục tiêu đơn vị được thiết lập, nhà quản lý cần xây dựng cho đơn vị mình một HTKSNB phù hợp, đảm bảo tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả tối ưu. Và việc thiết lập ngay từ đầu một HTKSNB hồn thiện là rất khó thực hiện. Trước hết nhà quản lý cần quan tâm đến bộ máy tổ chức, xác định rõ ràng chức năng nhiệm vụ từng bộ phận, xây dựng mơi trường văn hóa với các giá trị đạo đức cần được tơn trọng. Trong q trình hoạt động có hàng loạt vấn đề đi kèm với nhiều rủi ro. Hơn ai hết, nhà quản lý cần thể hiện sự nhạy bén trong việc nhận diện và thiết lập cơ chế kiểm sốt thích hợp để hạn chế tới mức tối đa rủi ro cho đơn vị trên cơ sở nguồn lực hiện có. Để đạt được mục tiêu chung, trước hết nhà quản lý cần gương mẫu trong việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của đơn vị, bên cạnh đó rất cần đến sự hợp sức của cả tổ chức. Do vậy, việc nhà quản lý định hướng để toàn thể các cá nhân đều ý thức vai trị, nhiệm vụ của mình, có sự kết nối và truyền đạt thơng tin hiệu quả đóng vai trị rất quan trọng.
2.6.2 Kiểm tốn viên nội bộ
Để HTKSNB được duy trì sự hữu hiệu địi hỏi cần đến một công cụ khá đắc lực – kiểm toán nội bộ. Ngày nay, kiểm tốn nội bộ khơng chỉ giới hạn trong phạm vi rà sốt các thơng tin kế tốn tài chính mà cịn được mở rộng ở công tác kiểm tra, đánh giá, tư vấn đến các nhà lãnh đạo trong đơn vị về tính tuân thủ và hiệu quả trong mọi hoạt động. Thông qua các chương trình kiểm tốn nội bộ được tiến hành ở từng bộ phận trong đơn vị, các kiểm toán viên nội bộ sẽ tiếp cận và nắm bắt rõ hơn về thực tế
tình hình cơng tác kiểm sốt hiện tại. Qua đó, có thể thấy được tầm quan trọng của bộ phận này trong việc phát hiện, đánh giá các hoạt động kiểm sốt và đồng thời cho ra các ý kiến góp phần hạn chế những yếu kém tồn đọng, quản trị rủi ro tốt hơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để phát huy hết vai trị của kiểm tốn nội bộ địi hỏi người kiểm tốn viên nội bộ cần có tinh thần trách nhiệm cao, độc lập, nhạy bén trong quá trình quan sát, tư duy logic, lập luận chặt chẽ, phân tích thận trọng, tuân thủ đầy đủ các giai đoạn của quy trình kiểm tốn và vận dụng phương pháp thích hợp để cơng việc được thực hiện tốt.
2.6.3 Nhân viên
Tùy vào từng nhiệm vụ, chức năng, vị trí đảm nhận mà mỗi nhân viên sẽ có mức độ đóng góp riêng vào các hoạt động kiểm sốt của đơn vị. Chính vì là người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ nên họ hiểu khá rõ những vấn đề rắc rối đang phát sinh, những rủi ro dễ mắc phải ở từng khâu hay hoạt động nào, từ đó hỗ trợ nhiều trong quá trình đánh giá rủi ro hay giám sát. Các đề xuất cải tiến từ nhân viên nếu có cũng sẽ khá chi tiết ở từng nghiệp vụ và mang tính thực tiễn cao.
Bên cạnh các đối tượng bên trong kể trên, một số đối tượng bên ngồi doanh nghiệp cũng có những ảnh hưởng nhất định đến HTKSNB của đơn vị.
- Các kiểm toán viên bên ngồi: thơng qua việc tiến hành các cuộc kiểm toán, những yếu kém tồn tại trong HTKSNB mà doanh nghiệp đang gặp phải sẽ được phát hiện và cung cấp cho nhà quản lý. Đây sẽ là căn cứ giúp các nhà quản lý nhận biết tình hình, từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp.
- Đơn vị lập pháp: Họ ban hành những quy định, luật lệ giúp doanh nghiệp biết và tuân thủ theo đúng pháp luật và quy định đã đề ra
- Một số đối tượng khác, như: Các nhà kinh tế phân tích tài chính, giới truyền thông,…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã hệ thống lại toàn bộ khái niệm về KSNB theo các quan điểm khác nhau của các tác giả trên thế giới qua từng thời kỳ. Ngồi ra, tác giả cịn trình bày sáu yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát và thể chế chính trị. Bên cạnh đó, chương này cịn trình bày về các mục tiêu của KSNB, khái niệm về KSNB hữu hiệu và các lý thuyết có liên quan. Ngồi ra, chương 2 cịn nêu ra trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến HTKNB để từ đó cho thấy mức độ hữu hiệu của HTKSNB phụ thuộc nhiều vào sự tham gia và đóng góp của cả các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài đơn vị.
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU