3.5.2 .Phân tích các nhân tố khám phá
4.2. Tình hình huy động vốn – cho vay tại Vietinbank Bình Phước
4.2.2. Tình hình hoạt động cho vay khách hàng của Vietinbank Bình Phước
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp với việc phục hồi chậm và không đồng đều ở các nền kinh tế lớn trên thế giới. Kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tích cực với việc các chính sách kinh tế vĩ mơ đã được điều hành linh hoạt hợp lý với từng thời điểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức như: nợ cơng tăng, cân đối ngân sách gặp nhiều khó khăn, tình trạng nhập siêu trở lại. Trong những năm qua ghi dấu những thành công của Vietinbank CN Bình Phước về tăng trưởng quy mơ cũng như hiệu quả hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Nguồn vốn huy động 2.894 3.353 3.494 459 15,9% 141 4% Dư nợ cho vay 2.503 2.917 3.976 414 16,5% 1,059 36% Tỷ lệ dự nợ cho vay/huy
động vốn 0,86 0,87 1,14 0,01 0,27
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank CN Bình Phước)
Song song với nguồn vốn huy động là tăng trưởng dư nợ cho vay. Cụ thể dư nợ cho vay của Vietinbank CN Bình Phước tăng từ 2.503 tỷ đồng trong năm 2015 (tỷ lệ dự nợ cho vay
trên huy động vốn đạt 0,86) đạt 2.917 tỷ đồng trong năm 2016, tăng 414 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 16,54% so với cùng kỳ năm trước (tỷ lệ dư nợ/vốn huy động đạt 0.87). Kết thúc năm 2017 dư nợ của toàn Chi nhánh đạt 3.976 tỷ đồng tăng 36,3% so với năm 2016 (tỷ lệ dư nợ/vốn huy động đạt 1,14). Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động có xu hướng tăng từ 0,86 lên 1,14 trong năm 2017. Đây là năm đầu tiên, Chi nhánh có số dư nợ vượt số tiền huy động vốn. Tuy nhiên, do sử dụng cơ chế nguồn tập trung từ hội sở nên Chi nhánh không bị mất cân đối nguồn vốn. Có thể thấy, trong năm 2017 tốc độ tăng trưởng dư nợ của Vietinbank là khá cao so với mức trung bình của tồn hệ thống cũng như đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Bình Phước, mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy rằng các sản phẩm và dịch vụ tín dụng của ngân hàng vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, tiếp cận được lượng khách hàng ổn định, ngân hàng đã tận dụng tối đa khoản huy động vốn vào mục đích cho vay dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng nhanh tuy nhiên với việc doanh số cho vay, lợi nhuận của Vietinbank CN Bình Phước có xu hướng tăng trưởng cao thì ngân hàng sẽ đối mặt với thách thức đối với cơng tác quản lý rủi ro tín dụng.
Trong những năm gần đây có thể thấy hoạt động cho vay đối với khách hàng bán lẻ và KHDN VVN có những chuyển biến tích cực, tăng về quy mơ và chất lượng cho
vay. Hoạt động cho vay tuy gặp nhiều khó khăn hạn chế song vẫn tuân thủ các quy trình, quy định cho vay và phát triển mạng lưới khách hàng của Hội sở Vietinbank, nâng cao vị thế cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Bảng 4.4: Phân loại dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế và kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng T T Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Tổng dư nợ 2.503 2.917 3.976 414 16,54% 1,059 36,3% 1 Theo thành phần kinh tế Khách hàng DN lớn 656 417 472 -239 -36,4% 55 13,2% Khách hàng DN vừa và nhỏ 221 418 511 197 89,1% 93 22,2% KHDN FDI 10 19 67 9 90,0% 48 252,6% KH siêu vi mô 40 31 15 -9 -22,5% -16 -51,6% Khách hàng cá nhân 1.576 2.032 2.911 456 28,9% 879 43,3%
2 Theo kỳ hạn cho vay
Ngắn hạn 1.727 1.984 2.763 257 15% 779 39% Trung dài hạn 776 933 1.213 157 20% 280 30%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank CN Bình Phước)
VietinBank CN Bình Phước cũng chủ động đơn giản hồ sơ và rút ngắn thời gian làm thủ tục vay vốn cho khách hàng. Dư nợ tập trung vào khách hàng cá nhân với tỷ trọng trên 50% qua các năm đưa chi nhánh lọt vào top 10 chi nhánh có dư nợ khách hàng bán lẻ (bao gồm KHCN và khách hàng siêu vi mô) trên 3.000 tỷ. Cụ thể, năm 2015 dư nợ đối với khách hàng cá nhân đạt 1,576 tỷ đồng chỉ chiếm 63%/tổng dư nợ, năm 2016 tăng lên 2,032 tỷ đồng chiếm 69,7%/tổng dư nợ tăng 28,9%, đến năm 2017 dư nợ đối tượng này
đạt 2,911 tỷ đồng đã chiếm 73,2%/tổng dư nợ tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước, một phần phản ánh sự chuyển hướng kinh doanh trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam đó là tập trung vào mảng bán lẻ (khách hàng cá nhân và KHDN siêu vi mơ). Trong khi đó dư nợ đối với doanh nghiệp năm 2015 đạt 887 tỷ đồng chiếm 35,4% trong tổng dư nợ, sang năm 2016 chỉ tiêu này giảm còn 854 tỷ đồng, giảm 4% so với năm trước và chiếm 29%. Kết thúc năm 2017 dư nợ KHDN đạt mức 1.050 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ, tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm 26,4%.
Bảng 4.5. Tình hình khách hàng vay vốn của Vietinbank CN Bình Phước
ĐVT: Tỷ đồng Khách hàng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 +/- % +/- % Khách hàng DN lớn 656 417 472 -239 -36,4% 55 13,2% Khách hàng DN vừa và nhỏ 221 418 511 197 89,1% 93 22,2% KHDN FDI 10 19 67 9 90,0% 48 252,6% KH siêu vi mô 40 31 15 -9 -22,5% -16 -51,6% Khách hàng cá nhân 1.576 2.032 2.911 456 28,9% 879 43,3%
- Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng của Vietinbank Bình Phước
Bảng 4.6: Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng của Vietinbank CN Bình Phước
ĐVT: %, Tỷ đồng
Tổng dư nợ 2.503 2.917 3.976
Nợ nhóm 2 0,50 10,71 18,1
Nợ xấu 23,9 14,9 11,09
Thu hồi nợ xấu/nợ XLRR 1,13 3,49 1,2
Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ 0,95% 0,51% 0,28%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank CN Bình Phước)
Mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức khá cao, tuy nhiên nợ xấu của Chi nhánh vẫn nằm ở mức khá thấp so với toàn hệ thống và toàn ngành ngân hàng. Nợ xấu của chi nhánh năm 2015 là 23,9 tỷ đồng chiếm 1.13% trên tổng dư nợ. Năm 2016 nợ xấu giảm còn 14,9 tỷ đồng và tiếp tục giảm còn 11,09 tỷ trong năm 2017. Nhìn chung có thể thấy tỷ lệ nợ xấu đáp ứng tiêu chuẩn Basel II và thông tư 14 của NHNN.
4.3. Một số tồn tại trong cơng tác tín dụng tại Vietinbank Bình Phước
Vietinbank Bình Phước là một trong 2 ngân hàng TMCP nhà nước đầu tiên được thành lập tại Bình Phước sau Agribank. Gần 20 năm sau ngày thành lập, Vietinbank Bình Phước đã tạo được uy tín lớn, vị thế ngân hàng dẫn đầu tại địa bàn tỉnh với một số kết quả nổi bật: dư nợ và lợi nhuận trong top 3, huy động vốn nằm trong top 2, mạng lưới 7 điểm giao dịch chỉ đứng sau Agribank và Sacombank, chất lượng tín dụng rất tốt với tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 1% trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được rất tốt thì vẫn cịn một số tồn tại như sau:
+ Số lượng khách hàng doanh nghiệp giao dịch, sử dụng các dịch vụ phi tín dụng cịn rất thấp so với các ngân hàng trên cùng địa bàn.
+ Các sản phẩm dịch vụ đi kèm tín dụng chưa được chú trọng phát triển, bán chéo như: tài trợ thương mại, chuyển tiền, internet banking, …
+ Cơ sở vật chất ngồi trụ sở chi nhánh và PGD Phước Bình là được xây dựng khang trang thì các phịng giao dịch cịn lại chủ yếu đi thuê nên cơ sở vật chất yếu kém, khơng tương xứng với uy tín thương hiệu và lợi nhuận đem lại cho tồn hệ thống.
+ Các điểm giao dịch khơng đồng đều về nhân sự: trụ sở chi nhánh là đơn vị kinh doanh duy nhất tại Bình Phước đang phát triển tín dụng KHDN từ ngày thành lập đến nay, các PGD hầu như không cho vay KHDN. Từ năm 2017, Chi nhánh mới chuyển PGD Phước Bình thành phịng giao dịch hỗn hợp nhằm phục vụ cho vay KHDN. Tuy nhiên nhân sự chỉ bố trí 1 nhân sự chuyên trách và 1 lãnh đạo phịng phụ trách KHDN nên rất khó khăn trong chun mơn hóa và gây áp lực lớn trong thực hiện chỉ tiêu kinh doanh đặc biệt là mảng tín dụng KHDN.
(Nguồn tài liệu tham khảo: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh 2016-2017- 2018 của Vietinbank Bình Phước)
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng của Vietinbank Bình Phước