Nới lỏng điều kiện cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bình phước (Trang 73 - 77)

3.5.2 .Phân tích các nhân tố khám phá

5.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank

5.3.1.1. Nới lỏng điều kiện cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Điều kiện về đối tượng vay vốn là pháp nhân

Dư nợ của KHDN tăng dần qua các năm, tuy nhiên điều kiện cho vay của NHCT không được cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Theo thông tư 39 ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước, thì đối tượng KHDN vay vốn tại TCTD là: pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam và pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Điều này thực sự gây khó khăn cho các DNTN bởi đây là loại hình doanh nghiệp khơng có tư cách pháp nhân. Theo thơng tư này thì DNTN sẽ không được vay vốn tại các TCTD và NHCT cũng khơng ngoại lệ. Thay vào đó, chủ thể thực hiện giao dịch tiền vay là: cá nhân là chủ DNTN. Đến thời điểm 31/12/2017, ngân hàng có 84 DNTN đang quan hệ tín dụng, dư nợ cịn lại là 90 tỷ đồng. Dư nợ này chốt số liệu cuối kỳ kế tốn, vì vậy, dư nợ trong kỳ có thể vượt qua nhiều lần con số này. Các doanh nghiệp tư nhân này hầu hết là khách hàng lâu đời của chi nhánh, có lịch sử quan hệ tốt về cả tiền vay và tiền gửi thanh toán. Đây thực sự là

một bài tốn khó cho khách hàng là DNTN và của cả chi nhánh cũng như là hệ thống NHCT.

Như vậy, DNTN có doanh thu thuần dưới 20 tỷ đồng hoặc việc cấp tín dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tiêu dùng của cá nhân thì sẽ thực hiện theo quy trình của khối bán lẻ. Còn cá nhân là chủ DNTN khi quan hệ với NHCT phát sinh nhu cầu tiền vay với mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh của DNTN đồng thời có doanh thu thuần trên 20 tỷ đồng sẽ thuộc đối tượng quản lý của khối KHDN. Và nếu DNTN thực hiện việc chuyển đổi sang cơng ty TNHH thì sẽ có 2 phương án sau:

Đầu tiên, NHCT từ chối bằng văn bản về việc chuyển đổi doanh nghiệp, tuyên bố chấm dứt cho vay và/hoặc thu hồi một phần hoặc toàn bộ dư nợ gốc và lãi cộng dồn trên cơ sở căn cứ các thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng nếu bên vay thực hiện chuyển đổi sang công ty TNHH trước mà không được sự chấp thuận của ngân hàng và việc chuyển đổi dẫn đến những bất lợi đáng kể, ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng. Hơn nữa, phương án chuyển đổi mà khách hàng đề nghị được ngân hàng đánh giá không khả thi, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ bị từ chối cho vay.

Phương án thứ hai: NHCT chấp nhận phương án chuyển đổi và cho phép công ty TNHH sau chuyển đổi được tiếp tục thực hiện các hợp đồng tín dụng đã ký. Trường hợp này sẽ vẫn tiếp tục duy trì dư nợ của đơn vị, hơn nữa, được tính thêm chỉ tiêu dư nợ khách hàng mới do DNTN chuyển đổi thành pháp nhân mới.

Lúc này, NHCT sẽ xem xét phương án xử lý cấp tín dụng khi doanh nghiệp chuyển đổi do khách hàng đề xuất để quyết định các phương thức và biện pháp xử lý cấp tín dụng phù hợp, cụ thể:

Trong trường hợp khách hàng đề xuất phương án tất tốn các nghĩa vụ tín dụng khác trước hạn trước khi chuyển đổi, hoặc trường hợp tồn bộ nghĩa vụ tín dụng của khách hàng được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản thanh khoản cao: chi nhánh chủ động xem xét quyết định việc cho phép khách hàng thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp.

Trong trường hợp khách hàng khơng tất tốn các nghĩa vụ cấp tín dụng trước hạn: trên cơ sở đánh giá phương án khách hàng đề nghị đối với các khoản tín dụng hiện tại,

khả năng nhận lại nợ của các đối tượng nhận nợ, chi nhánh xem xét quyết định phương án xử lý các khoản tín dụng đối với DNTN sau khi chuyển đổi doanh nghiệp. Để hạn chế rủi ro, NHCT sẽ lựa chọn phương án xử lý các khoản tín dụng theo thứ tự ưu tiên như trong bảng 5.1:

Bảng 5.1: Phương án xử lý các khoản tín dụng đối với DNTN sau khi chuyển đổi doanh nghiệp

Thứ tự

ưu tiên Phương án chuyển đổi

Ưu tiên

Phương án 1:

DNTN  Công ty TNHH một thành viên và:

- Chuyển toàn bộ tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh; - Chuyển toàn bộ nghĩa vụ nợ (bao gồm các khoản nợ đã giải ngân) sang Cơng ty TNHH một thành viên đó.

Bình thường

Phương án 2:

DNTN  Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên (nhưng chủ

DNTN vẫn giữ quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi) và:

- Chuyển toàn bộ tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh; - Chuyển toàn bộ nghĩa vụ nợ (bao gồm các khoản nợ đã giải ngân) sang Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên đó.

Hạn chế

Phương án 3:

DNTN  Công ty TNHH một thành viên/hai thành viên trở lên (nhưng chủ DNTN vẫn giữ quyền chi phối hoạt động của

doanh nghiệp sau chuyển đổi) và: - Chuyển một phần tài sản;

- Chuyển một phần nghĩa vụ nợ (bao gồm các khoản nợ đã giải ngân) sang cho Công ty TNHH hai thành viên trở lên đó.

Phần cịn lại nghĩa vụ nợ chuyển cho chủ DNTN;

- Toàn bộ nghĩa vụ nợ của DNTN/chủ DNTN được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản.

Các trường hợp còn lại

Các trường hợp cịn lại khơng phải là 3 phương án trên: chi

nhánh xem xét phương án thu hồi nợ đối với toàn bộ dư nợ của DNTN trước thời điểm chuyển đổi doanh nghiệp.

Trong quá trình xem xét quyết định phương án xử lý các khoản tín dụng của DNTN, chi nhánh phải lưu ý đánh giá việc chuyển đổi của khách hàng là phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần lưu ý năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự, nguồn thu, nguồn tài chính và độ tuổi của chủ DNTN từ đủ 18 tuổi trở lên, không quá 65 tuổi tại thời điểm hết thời hạn duy trì GHTD.

 Điều kiện về chỉ tiêu tài chính:

NHCT quy định việc chấm điểm xếp hạng tín dụng dựa vào 2 chỉ tiêu phi tài chính và tài chính, cụ thể như sau:

Đầu tiên, chỉ tiêu phi tài chính bao gồm: khả năng trả nợ của khách hàng, trình độ quản lý và mơi trường nội bộ công ty, mối quan hệ với ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến ngành và đến hoạt động của công ty. Việc chấm điểm này một phần dựa vào ý kiến chủ quan của CBTĐ, phần khác dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Về chỉ tiêu phi tài chính: theo quy định của NHNN tại thông tu 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng: Khách hàng phải cung cấp Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc báo cáo tài chính đã kiểm tốn đối với trường hợp khách hàng phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình tài chính của khách hàng theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng. Cịn theo quy định của NHCT, đối với việc cấp GHTD khơng có bảo đảm và bảo đảm 1 phần, u cầu phải là BCTC đã

được kiểm toán của kỳ kế toán năm liền kề. Cịn đối với việc cấp GHTD có bảo đảm,

kiểm tốn của kỳ kế tốn năm liền kề. BCTC phải được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm

toán độc lập và ý kiến kiểm toán là chấp nhận tồn phần hoặc có ngoại trừ nhưng phần ngoại trừ là không trọng yếu, đồng thời được chi nhánh đánh giá là BCTC đáng tin cậy và không cần phải điều chỉnh khi thực hiện chấm điểm. Quy định này của NHCT ở mức độ cao hơn so với quy định của NHNN, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi chuẩn bị hồ sơ vay vốn.

Thực tế từ trước đến nay, doanh nghiệp vay vốn thường lập 2 loại BCTC, 1 loại để nộp cho cơ quan thuế và 1 loại để nộp cho ngân hàng. Loại để nộp cho cơ quan thuế, kế toán doanh nghiệp thường khai lợi nhuận trước thuế thấp hoặc âm để khơng bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu có thì cũng bị tính ít. Loại BCTC tự lập để nộp cho ngân hàng, đương nhiên doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cao hơn, sát với tình hình kinh doanh thực tế của ngân hàng. Đa số KHDN VVN của chi nhánh làm trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất kinh doanh theo quy mô nhỏ. Hầu hết doanh nghiệp tự lập BCTC để nộp cho cơ quan thuế và gửi ngân hàng vay vốn.

Tác giả đề nghị giải pháp đó là: việc yêu cầu khách hàng nộp BCTC nộp cơ quan thuế/hoặc BCTC đã kiểm tốn cần có lộ trình 2-3 năm, cịn hiện tại vẫn chấp nhận BCTC tự lập/hoặc BCTC nộp cho cơ quan nhà nước (ngồi cơ quan thuế). Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro, quản lý được khách hàng, khi thẩm định cần phải xem xét các yếu tố khác như: tư cách pháp lý, tình hình tài chính, giá trị tài sản, lĩnh vực ngành nghề, tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, đặc biệt là dòng tiền thực của khách hàng chuyển về tài khoản tại NHCT.

Như vậy, các giải pháp, đề xuất trên sẽ giúp nới lỏng điều kiện cho vay đối với khách hàng, giúp KHDN VVN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bình phước (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)