Xuất mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 31 - 37)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. xuất mơ hình nghiên cứu

Các nghiên cứu trên mặc dù có nhiều cách tiếp cận ở các lĩnh vực, thời gian, không gia và các quốc gia khác nhau, nhưng kết quả đều cho thấy có các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức trong các tổ chức kể cả ở khu vực công và khu vực tư. Al-Alawi và cộng sự (2007) sử dụng các yếu tố theo nghiên cứu của Gupta và Govindarajan (2000), Radwan kharabsheh và cộng sự (2012) sử dụng các yếu tố theo nghiên cứu của Hislpo (2003) và Barachini (2009); Seba và cộng sự (2012), Kathiravelu và cộng sự (2014) sử dụng các yếu tố nghiên cứu trước đây của mình, để sử dụng trong mơ hình nghiên cứu. Kết quả các nghiên cứu cho ta thấy các yếu tố Công nghệ thông tin, Sự tin tưởng, Cấu trúc tổ chức, Lãnh đạo, Giao tiếp hầu như ở mọi lĩnh vực và quốc gia đều có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức.

Trong nghiên cứu của Al-Alawi và cộng sự (2007) có 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức là Sự tin tưởng, Khen thưởng, Công nghệ thông tin, Cấu trúc tổ chúc và Giao tiếp. Đối chiếu với thực tế các cơ quan đơn vị trong khu vực công trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau cho thấy yếu tố Khen thưởng được thực hiện theo Luật thi đua khen thưởng và yếu tố Cấu trúc tổ chức được hiện theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Vì thế, tác giả tổng hợp và kế thừa nghiên cứu của Al-Alawi và cộng sự (2007), Radwan kharabsheh và cộng sự (2012), tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ công chức trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau gồm: (1) Giao tiếp, (2) Sự tin tưởng, (3) Lãnh đạo, (4) Định hướng học hỏi, (5) Công nghệ thông tin.

* Giao tiếp: Theo Hoben, J. B. (1954) giao tiếp là quá trình trao đổi ý tưởng thơng qua lời nói, giúp chúng ta hiểu người khác và giúp người khác hiểu chúng ta. Là q trình tương tác, trao đổi thơng tin, tiếp xúc giữa người nói và người nghe thơng qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ (Smith và Rupp, 2002).

Davenport và Prusak (1998) lý giải, thông qua các hoạt động giao tiếp như nói chuyện, tranh luận, thảo luận giữa các cá nhân, việc chia sẻ tri thức và tổng hợp tri thức của tổ chức được thực hiện. Nhờ có mạng xã hội tại nơi làm việc mà q trình trao đổi thơng tin, hoạt động giao tiếp được thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn (Al-Alawi và

cộng sự 2007). Thông qua giao tiếp, các cá nhân có thêm nhiều nguồn thơng tin, dữ liệu khác nhau, thơng qua q trình phân tích, suy luận sẽ biến thơng tin, dữ liệu thu thập được thành tri thức mới (Lopez và cộng sự, 2004). Chính vì vậy, các tổ chức đều khuyến khích cán bộ nhân viên thảo luận cởi mở để việc chia sẻ tri thức dễ dàng thực hiện, tạo ra tri thức mới cho tổ chức để giảm thiểu chi phí và rủi ro có thể xảy ra cho tổ chức. Các nghiên cứu của Cummings (1984), Anderson và Narus (1990), Mohr và Spekman (1994), Hendriks (1999), Cheng, Yeh và Tu (2008) cho thấy, trong các mối quan hệ giao tiếp, thông qua giao tiếp tạo ra sự tin tưởng giữa các cá nhân trong tổ chức, từ đó góp phần thúc đẩy chia sẻ tri thức. Giao tiếp là con đường, là cơng cụ khuyến khích, thúc đẫy hành vi chia sẻ tri thức (Smith Rupp 2002)

Kết quả nghiên cứu của Islam và cộng sự (2011) và Kathiravelu và cộng sự (2014) đã chứng minh giao tiếp có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức giữa các nhân viên. Vì vậy, có thể đề xuất giả thuyết H1.

Giả thuyết H1: Giao tiếp có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức.

* Sự tin tưởng: là sự biểu lộ niềm tin, mong đợi, độ tin cậy vào lời nói, việc làm của một cá nhân hoặc nhóm người này đối với cá nhân hoặc nhóm người khác (Cheng và cộng sự, 2008).

Sự tin tưởng là nền móng ban đầu của các mối quan hệ xã hội, là cơ sở vững chắc cho đội ngũ nhân viên trí thức của một tổ chức chia sẻ ý tưởng, thông tin (Brink, 2001). Bakker và cộng sự (2006) điều cốt yếu trong văn hóa tổ chức là sự tin tưởng, sự tin tưởng được cho là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chia sẻ tri thức trong tổ chức. Qua các nghiên cứu của Tsai và Ghoshal (1998), Levin (1999), Andrews và Delahay (2000), Coakes (2006), Lin (2007)…. thì sự tin tưởng ln được xác định là tiền đề để chia sẻ tri thức. Mức độ tin tưởng giữa các cá nhân phụ thuộc vào mối liên hệ và sự cộng tác thường xuyên giữa các cá nhân (Chow và Chan, 2008; Ringberg và Reihlen, 2008; Staples và Websrer, 2008). Theo Ling San và Hock (2009) trong khu vực công, nếu nơi nào xuất hiện niềm tin thì nơi đó có sự chia sẻ tri thức. Khi các nhân viên có lịng tin tin tưởng lẫn nhau, họ mới sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận tri thức từ người khác (Bakker, Engelen, Gabbay và leenders, 2006). Ngược lại, Connelly và Kelloway

(2002) cho rằng, phải tạo được niềm tin cho người khác họ mới sẵn sàng chia sẻ tri thức cho mình. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng khi có niềm tin với nhau, mọi người sẵn sàng tiếp nhận và chia sẻ tri thức cho nhau. Lòng tin càng cao, mọi người càng dễ chấp nhận chia sẻ tri thức (Ching, 2003).

Nghiên cứu của Al-Alawi và cộng sự (2007) cho thấy sự tin tưởng có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức. Một số nghiên cứu gần đây của Islam và cộng sự (2011), Kathiravelu và cộng sự (2014) cũng có cùng nhận định như phát hiện của Al- Alawi và cộng sự (2007). Do vậy, có thể đề xuất giả thuyết H2.

Giả thuyết H2: Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức.

* Lãnh đạo: là quá trình gây ảnh hưởng đến cấp dưới, dẫn dắt hành vi của cấp dưới để đạt được mục tiêu mong muốn (Jong và Hartog, 2007).

Trong tổ chức, lãnh đạo là người đứng ở vị trí cao nhất điều hành mọi hoạt động và chịu trách nhiệm với quyết định của mình đưa ra. Theo nghiên cứu của Nanaka (1987), Kreiner (2002), Marsh và Satyadas (2003) vai trò của lãnh đạo trong tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến việc chia sẻ tri thức hiêu quả. Đặc biệt, vai trò của lãnh đạo ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao văn hóa chia sẻ tri thức trong các tổ chức ở khu vực công theo nghiên cứu của Cong và cộng sự (2007), Rivera-Vazquez (2009), Sandhu và cộng sự (2011).

Lãnh đạo là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến thái độ và ý định chia sẻ tri thức của nhân viên, theo nghiên cứu của (Kazi, 2005 Lee, Gillespie, Mann và Wearing, 2010). Có nhiều hình thức lãnh đạo, tương ứng với một hình thức lãnh đạo khác nhau sẽ tồn tại một cách chia sẻ tri thức khác nhau (McNabb, 2006) nhưng tổ chức nào cũng cần có lãnh đạo để thực hiện vai trị chia sẻ tri thức trong tổ chức (Kluge và cộng sự 2001; Marsh và Satyadas 2003).

Lãnh đạo là người mở đường, tạo động lực và điều kiện cho nhân viên chia sẻ tri thức, góp phần tạo nên đội ngũ nhân viên có tri thức (Kerr và Clegg, 2007). Kreiner (2002) cho rằng, nhân viên luôn chịu sự ảnh hưởng của lãnh đạo vì lãnh đạo là người định ra những tri thức cần thiết cho tổ chức để nhân viên tìm kiếm và chia sẻ. Lãnh đạo

là người định hướng và dẫn dắt các hoạt động chia sẻ tri thức của nhân viên (Bircham- Connolley, Corner và Bowden, 2005).

Nghiên cứu của Islam và cộng sự (2011), Kathiravelu và cộng sự (2014) đã chỉ ra tác động tích cực, và mối quan hệ giữa Lãnh đạo đến hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức. Chính vì thế, có thể đề xuất giả thuyết H3.

Giả thuyết H3: Lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức.

* Định hướng học hỏi: là việc các nhân viên thực hành sự hiểu biết và kỹ năng của mình nhằm tìm kiếm hướng giải quyết vấn đề và chuyển giao tri thức mới (Ames và Archer, 1988).

Định hướng học hỏi là các hoạt động sáng tạo và sử dụng tri thức để nâng cao lợi thế cạnh tranh của tổ chức (Calantone và cộng sự, 2001). Brachos và ctg (2007) cho rằng, định hướng học hỏi là sự liên kết các cá nhân vào quá trình giao tiếp và chia sẻ tri thức, làm tăng vốn tri thức hiện có của tổ chức. Mueller (2013) xem định hướng học hỏi là vốn đầu tư của một công ty chứ không phải chi phí, vì vậy ý thức với việc học tập sẽ có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức. Định hướng học hỏi của một tổ chức được xem là sự phát triển của tri thức mới và sử dụng tri thức mới đó để nâng cao lợi thế cạnh tranh của một tổ chức (Slater và Narver, 1995). Ngồi ra, theo Pemberton và Stonehouse (2000) thì q trình học hỏi của nhân viên có liên quan đến sự thành công của chia sẻ tri thức, định hướng học hỏi phù hợp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy việc chia sẻ tri thức. Do vậy, có thể đề xuất giả thuyết H4.

Giả thuyết H4: Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia

sẻ tri thức.

* Công nghệ thông tin: là kỹ thuật sử dụng thiết bị máy móc, kỹ thuật hiện đại để lưu trữ dữ liệu, xử lý, bảo vệ và truyền tải thông tin để hỗ trợ giải quyết các công việc hàng ngày trong tổ chức (Whitten và cộng sự, 2001).

Công nghệ thông tin là công cụ giúp tổ chức lưu trữ dữ liệu và là phương tiện kết nối mọi người lại với nhau, đồng thời giúp vận hành tổ chức và tạo điều kiện cho quá trình trao đổi tri thức trong tổ chức. Akamavi và Kimble (2005) chỉ ra, cơng nghệ thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc chia sẻ tri thức, giúp tri thức vượt qua giới

hạn và rào cản của không gian và thời gian; cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển vì vậy nếu tổ chức không quan tâm đầu tư sẽ làm hạn chế việc tiếp cận tri thức (Syed Ikhsan và Rowland, 2004). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, công nghệ thơng tin đóng vai trị quan trọng trong chia sẻ tri thức (Bharadwaj, 2000; Sher và Lee, 2004; Duffy, 2000). Davenpork và Prusak (1998) cho rằng công nghệ thông tin và chia sẻ tri thức tỷ lệ thuận với nhau, sử dụng công nghệ thông tin sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tăng tỷ lệ chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp đó. Từ đó cho thấy, cơng nghệ thơng tin có sự tác động mạnh mẽ đến hành vi chia sẻ tri thức.

Sự tồn tại của hệ thống công nghệ thơng tin có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức, điều này được khẳng định trong các nghiên cứu của Al- Alawi và cộng sự (2007) và Kathiravelu và cộng sự (2014). Theo Bock và các cộng sự (2006) thì cơng nghệ thơng tin có vai trị vơ cùng quan trọng và tác động tích cực đến Hành vi chia sẽ tri thức trong tổ chức. Vì vậy, có thể đề xuất giả thuyết H5.

Giả thuyết H5: Cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia

sẻ tri thức trong tổ chức.

Từ các giả thuyết nêu trên có thể biểu diễn mơ hình 2.5: Giao tiếp

Sự tin tưởng Lãnh đạo Định hướng học hỏi Công nghệ thông tin

Hành vi chia sẻ tri thức H1 H2 H3 H4 H5

Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Tóm tắt Chương 2:

Chương 2 trình bày các khái niệm nghiên cứu bao gồm: Tri thức, chia sẻ tri thức, các lý thuyết liên quan đến hành vi chia sẻ tri thức, đồng thời trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây, sau đó đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 05 yếu tố: (1) Giao tiếp, (2) Sự tin tưởng, (3) Lãnh đạo, (4) Định hướng học hỏi, (5) Công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)