Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Sự tin tưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 79 - 81)

STT Mã hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 TR1 Tơi tin rằng các đồng nghiệp của tôi sẽ giúp đỡ tôi

khi tôi cần 4.09

02 TR3 Cán bộ, công chức trong cơ quan tôi luôn tin tưởng

với nhau 3.66

03 TR4 Tơi tin rằng mình khơng bị tổn hại khi chia sẻ tri thức

với đồng nghiệp 3.67 Kết quả nghiên ở Bảng 4.26 với giá trị trung bình (Mean) = 3.80 cho thấy, yếu tố này được cán bộ, công chức đánh giá ở mức trung bình khá, giá trị trung bình cao thứ tư trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức mà tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.30 đối với 03 biến quán sát của yếu tố Sự tin tưởng cho thấy cán bộ, công chức đánh giá ở mức khá và trung bình khá.

Cao nhất là biến quan sát TR1: “Tôi tin rằng các đồng nghiệp của tôi sẽ giúp đỡ tôi khi tôi cần” được đánh giá ở mức khá, với giá trị trung bình (Mean) =

4.09 cao hơn giá trị trung bình tổng thế của yếu tố Sự tin tưởng (Mean = 3.80). Điều này phù hợp với thực tế, trên địa bàn huyện cán bộ công chức thường xuyên hỗ trợ nhau trong giải quyết công việc, thực hiện nhiệm vụ chun mơn, đây vừa là tình cảm, tinh thần đồng nghiệp cũng là trách nhiệm phối hợp của mỗi cán bộ công chức và các bộ phận trong cơ quan.

Kế đến là biến quan sát TR4: “Tơi tin rằng mình khơng bị tổn hại khi chia

sẻ tri thức với đồng nghiệp” được đánh giá ở mức trung bình khá, với gia trị trung

bình (Mean) = 3.67 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Sự tin tưởng (Mean = 3.80). Như vậy, phần đông cán bộ công chức đồng tình và cho rằng khi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp họ khơng thấy mình bị thiệt hại gì, vì vậy mà họ sẵn sàng trao đổi và chia sẻ kiến thức, sự hiểu biết của mình với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một số ít cán bộ cơng chức khơng nghĩ như vậy, họ có tâm lý lo sợ đồng nghiệp sẽ hơn mình, nếu chia sẻ với đồng nghiệp thì mình sẽ mất đi cơ hội thăng tiến và sự tôn trọng, ngưỡng mộ của mọi người, vì thế mà việc chia sẻ tri thức gặp trở ngại.

Thấp nhất là biến quan sát TR3: “Cán bộ, công chức trong cơ quan tôi luôn

tin tưởng với nhau” được đánh giá ở mức trung bình khá, Mean = 3.66 thấp hơn giá

trị trung bình tổng thể của yếu tố Sự tin tưởng (Mean = 3.80). Các cán bộ công chức cho rằng, trong cơ quan họ ln thoải mái trị chuyện với nhau, chia sẻ hết những gì mình hiểu biết được với đồng nghiệp, đồng thời tin vào những gì đồng nghiệp chia sẻ. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng bản thân mình có thể giải quyết tốt công việc mà khơng cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp, chính vì thế nên đơi lúc họ phải mất nhiều thời gian và công sức hơn để hoàn thành nhiệm vụ.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức. Vì vậy, đơn vị cần phải quan tâm tạo dựng niềm tin cho cán bộ cơng chức trong cơng tác, có cơ chế khuyến khích cán bộ cơng chức chia sẻ tri thức. * Yếu tố Định hướng học hỏi: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa dương β = 0.127, mức ý nghĩa Sig = 0.001. Đây là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết H4: Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức, đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng yếu nhất đến hành vi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)