Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 72 - 85)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu ở trên ta thấy, có 05 yếu tố ảnh hưởng đến đến hành vi chia sẻ tri thức của cán hộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau theo mức độ giảm dần như sau: Giao tiếp (β = 0.328), Lãnh đạo (β = 0.298), Công nghệ thông tin (β = 0.0.296), Sự tin tưởng (β = 0.234) và Định hướng học hỏi (β = 0.127), đồng thời cả 05 yếu tố đều đạt mức ý nghĩa Sig < 0.005. Giá trị trung bình của từng yếu tố được thống kê mơ tả trong Bảng 4.26. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy chỉ có yếu tố Trình độ học vấn là có sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức.

Bảng 4.26: Thống kê mô tả các giá trị thang đo.

Các yếu tố Số mẫu quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Giao tiếp 245 1.00 5.00 3.99 0.85 Sự tin tưởng 245 1.00 5.00 3.80 0.76 Lãnh đạo 245 1.25 5.00 3.79 0.69 Định hướng học hỏi 245 1.75 5.00 3.93 0.63 Công nghệ thông tin 245 1.33 5.00 4.11 0.73 Hành vi chia sẻ tri thức 245 1.25 5.00 3.9898 0.67

* Yếu tố Giao tiếp: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa dương β = 0.328, mức ý nghĩa Sig = 0.000. Đây là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết H1: Giao tiếp có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức, đây cũng là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước.

Bảng 4.27: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Giao tiếp

STT Mã

hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 OC1

Cán bộ, cơng chức tại nơi tôi làm việc thường xuyên

trao đổi trực tiếp với nhau 4.09 02 OC2

Thảo luận nhóm và phối hợp trong cơng việc làm tăng

cường khả năng giao tiếp giữa các cán bộ, công chức 3.96 03 OC3

Cán bộ, công chức tại nơi tơi làm việc có mối quan hệ

thân thiết với nhau 3.93 Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.26 với giá trị trung bình (Mean) = 3.99 cho thấy, yếu tố này được cán bộ, công chức đánh giá ở mức trung bình khá, giá trị trung bình cao thứ hai trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức mà tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.27 đối với 03 biến quán sát của yếu tố Giao tiếp cho thấy cán bộ, công chức đánh giá ở mức khá và trung bình khá.

Cao nhất là biến quan sát OC1: “Cán bộ, công chức tại nơi tôi làm việc thường xuyên trao đổi trực tiếp với nhau” được đánh giá ở mức khá, với giá trị

trung bình, (Mean) = 4.09 cao hơn giá trị trung bình tổng thế của yếu tố Giao tiếp (Mean = 3.99). Điều đó cho thấy, ý kiến của cán bộ cơng chức đồng tình rất cao là khơng có rào cản trong giao tiếp của cán bộ công chức trên địa bàn huyện Cái Nước. Thực tế, trên địa bàn huyện, cán bộ công chức thường xuyên gặp mặt, trực tiếp trao đổi công việc với nhau, thực hiện khá tốt công tác tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo cơ quan, trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tiếp công dân, giải

quyết các thủ tục hành chính cho người dân. Hoạt động giao tiếp giữa các cán bộ công chức với nhau và giữa cán bộ công chức với lãnh đạo đơn vị diễn ra thuận lợi. Kế đến là biến quan sát OC2: “Thảo luận nhóm và phối hợp trong công việc làm tăng cường khả năng giao tiếp giữa các cán bộ, công chức” được đánh giá

ở mức trung bình khá, Mean = 3.96 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Giao tiếp (Mean = 3.99). Thực tế có những công việc một hoặc hai cán bộ công chức không thể thực hiện được, mà phải cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận, nhiều cán bộ cơng chức như cơng tác hịa giải ở cơ sở, công tác giải quyết khiếu nại của công dân… trong quá trình phối hợp xử lý cơng việc, họ cùng nhau thảo luận tìm giải pháp thực hiện, khi đó mối quan hệ trong giao tiếp trở nên thân thiết hơn. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, giao tiếp hiện nay trong cán bộ, công chức vẫn còn một số hạn chế như trong q trình phối hợp có sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, khơng tham gia đóng góp ý kiến.

Thấp nhất là biến quan sát CO3: “Cán bộ, cơng chức tại nơi tơi làm việc có

mối quan hệ thân thiết với nhau” được đánh giá ở mức trung bình khá, Mean = 3.93

thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Giao tiếp (Mean = 3.99). Với mức đánh giá như vậy, cho thấy, mối quan hệ thân thiết của cán bộ công chức tại nơi làm việc sẽ thức đẩy quá trình giao tiếp, tăng cường hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng: mối quan hệ thân thiết là cần thiết để thúc đẩy quá trình giao tiếp và chia sẻ tri thức, nhưng thực tế về điều kiện cơ sở vật chất của các cơ quan cịn gặp nhiều khó khăn, việc bố trí phịng làm việc tách biệt cách xa nhau, sắp xếp chổ ngồi cho cán bộ công chức làm việc tập trung chưa thật sự hợp lý và khoa học gây khó khăn cho q trình giao tiếp của cán bộ công chức và tiếp xúc với người dân.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, yếu tố Giao tiếp có ảnh hưởng mạnh nhất, quan trọng nhất đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ công chức trên địa bàn huyện Cái Nước. Giao tiếp diễn ra thuận lợi sẽ thúc đẩy nhanh quá trình và hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức. Vì vậy, cán bộ cơng chức trên địa bàn huyện Cái Nước cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố này.

* Yếu tố Lãnh đạo: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa dương β = 0.298, mức ý nghĩa Sig = 0.000. Đây là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết H3: Lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức, đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh thứ hai đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước.

Bảng 4.28: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Lãnh đạo

STT Mã hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 EL1 Lãnh đạo của tôi luôn là một tấm gương sáng trong

việc chia sẻ tri thức của mình với người khác 3.63 02 EL2 Lãnh đạo khuyến khích chúng tơi cách chia sẻ tri thức

cá nhân trong cơ quan 4.03 03 EL3 Lãnh đạo của tôi quan tâm đến tri thức của tơi và khuyến

khích tơi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác 3.87 04 EL4 Lãnh đạo cho rằng chia sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu

quả hoạt động của cơ quan 3.64 Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.26 với giá trị trung bình (Mean) = 3.79 cho thấy, yếu tố này được cán bộ, công chức đánh giá ở mức trung bình khá, giá trị trung bình thấp nhất trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức mà tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.28 đối với 04 biến quán sát của yếu tố Lãnh đạo cho thấy cán bộ, cơng chức đánh giá ở mức khá và trung bình khá.

Cao nhất là biến quan sát EL2: “Lãnh đạo khuyến khích chúng tơi cách chia sẻ tri thức cá nhân trong cơ quan” được đánh giá ở mức khá, với giá trị trung

bình (Mean) = 4.03 cao hơn giá trị trung bình tổng thế của yếu tố Giao tiếp (Mean = 3.79). Điều đó cho thấy, lãnh đạo xem trọng vai trò của tri thức cá nhân trong cơ quan, từ đó khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân chia sẻ tri thức của mình, thơng qua việc lãnh đạo tổ chức các cuộc họp xin ý kiến của cán bộ công chức đề

đạt các giải pháp để xử lý công việc cụ thể của đơn vị. Các ý kiến đề xuất đều được lãnh đạo cân nhắc kỹ càng trước khi triển khai, tổ chức thực hiện.

Kế đến là biến quan sát EL3: “Lãnh đạo của tôi quan tâm đến tri thức của

tơi và khuyến khích tơi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác” được đánh giá ở

mức trung bình khá, Mean = 3.87 cao hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Lãnh đạo (Mean = 3.79). Điều đó cho thấy, khơng chỉ quan tâm đến việc chia sẻ tri thức cá nhân trong cơ quan, lãnh đạo cịn quan tâm và khuyến khích việc chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác. Chính vì thế, lãnh đạo thường xuyên tổ chức và cử cán bộ công chức tham gia các hoạt động học tập kinh nghiệm, mơ hình hay cách làm mới, hiệu quả ở nơi khác; định kỳ tổ chức các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm các mặt công tác, các hoạt động lớn của đơn vị tạo điều kiện để cán bộ công chức tiếp thu tri thức và chia sẻ tri thức.

Tiếp theo là biến quan sát EL4: “Lãnh đạo cho rằng chia sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan” được đánh giá ở mức trung bình khá,

Mean = 3.64 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Lãnh đạo (Mean = 3.79). Với đánh giá này cho thấy, đa số cán bộ cơng chức đồng tình với ý kiến “chia

sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan” nhưng vẫn còn băn khoăn

về cách thức chia sẻ tri thức, chưa có sự định hướng của lãnh đạo mà chủ yếu là do cá nhân tự tìm hiểu và thực hiện.

Thấp nhất là biến quan sát EL1: “Lãnh đạo của tôi luôn là một tấm gương sáng trong việc chia sẻ tri thức của mình với người khác” được đánh giá ở mức trung

bình khá, Mean = 3.63 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Lãnh đạo (Mean = 3.79). Với đánh giá này cho thấy, lãnh đạo trong cơ quan là người đi đầu trong việc chia sẻ tri thức, lãnh đạo luôn luôn và sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện để cán bộ công chức thực hiện hồn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong thực thế cịn một số lãnh đạo có phong cách quan liêu, mệnh lệnh hành chính, chưa hiểu và chia sẻ khó khăn với cán bộ cơng chức.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, yếu tố Lãnh đạo có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ cơng chức. Người lãnh đạo có vai trị quan trọng

trong việc thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức. Vì vậy, cán bộ cơng chức đặc biệt là những người đang và sẽ là lãnh đạo cần phải quan tâm đến yếu tố này.

* Yếu tố Cơng nghệ thơng tin: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa dương β = 0.269, mức ý nghĩa Sig = 0.000. Đây là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết H5: Cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng tích cực

đến hành vi chia sẻ tri thức, đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh thứ ba đến

hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước.

Bảng 4.29: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Cơng nghệ thơng tin

STT Mã hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 IT1

Các thiết bị và công nghệ thông tin trong cơ quan được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức chia sẻ và trao đổi kiến thức (ví dụ: e- mail, mạng nội bộ, internet..)

4.17

02 IT2

Cán bộ, công chức sử dụng các thiết bị, công nghệ thơng tin có sẵn tại cơ quan để chia sẻ kiến thức có hiệu quả

3.96

03 IT3 Tôi cảm thấy thoải mái, dễ dàng khi sử dụng các thiết

bị cơng nghệ thơng tin có sẵn để chia sẻ kiến thức 4.22 Kết quả nghiên ở Bảng 4.26 với giá trị trung bình (Mean) = 4.11 cho thấy, yếu tố này được cán bộ, công chức đánh giá ở mức khá, giá trị trung bình cao nhất trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức mà tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.29 đối với 03 biến quán sát của yếu tố Công nghệ thông tin cho thấy cán bộ, công chức đánh giá ở mức khá và trung bình khá.

Cao nhất là biến quan sát IT3: “Tôi cảm thấy thoải mái, dễ dàng khi sử dụng các thiết bị cơng nghệ thơng tin có sẵn để chia sẻ kiến thức” được đánh giá ở

mức khá, với giá trị trung bình (Mean) = 4.22 cao hơn giá trị trung bình tổng thế của yếu tố Công nghệ thông tin (Mean = 4.11). Điều đó phù hợp với thực tế, hiện

nay, hầu hết cán bộ công chức đều thao tác thành thạo các thiết bị công nghệ thông tin, dễ dàng sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc chuyên môn và chia sẻ tri thức.

Kế đến là biến quan sát IT1: “Các thiết bị và công nghệ thông tin trong cơ

quan được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức chia sẻ và trao đổi kiến thức (ví dụ: e-mail, mạng nội bộ, internet..)” được đánh giá ở mức khá, với

gia trị trung bình (Mean) = 4.17 cao hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Cơng nghệ thông tin (Mean = 4.11). Đa số cán bộ công chức đều cho rằng, nếu trong cơ quan các thiết bị công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho họ chia sẻ và trao đổi tri thức. Trên địa bàn huyện, hiện nay các cơ quan được quan tâm đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ cơng chức. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến nhận xét là ở cơ quan họ số lượng máy vi tính cịn thiếu (chưa đảm bảo tiểu chuẩn 01 máy/01 cán bộ, công chức, nhất là ở cấp xã), chưa được kết nối mạng internet.

Thấp nhất là biến quan sát IT2: “Cán bộ, công chức sử dụng các thiết bị, cơng nghệ thơng tin có sẵn tại cơ quan để chia sẻ kiến thức có hiệu quả” được đánh

giá ở mức trung bình khá, Mean = 3.96 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Cơng nghệ thơng tin (Mean = 4.11). Như vậy, có nhiều cán bộ công chức đánh giá là hiện nay các thiết bị cơng nghệ thơng tin có sẵn của cơ quan đã đáp ứng được yêu cầu chia sẻ kiến thức có hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho biết là hiện nay ở cơ quan họ các thiết bị công nghệ thông tin đã được trang bị lâu, hư hỏng liên tục, đầu tư thiếu đồng bộ, hệ thống mạng nội bộ thường xuyên bị hư hỏng. chưa có phần mềm xử lý công việc chuyên môn, thiếu các cơ sở dữ liệu dùng chung, chỉ có phần mềm quản lý hành chính VIC. (VIC là phần mềm quản lý văn bản đi, văn bản đến và tình trạng xử lý văn bản).

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, yếu tố Cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng đến hànhvi chia se tri thức. Vì vậy, đơn vị cần phải quan tâm đầu tư nhiều hơn các thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc và chia sẻ kiến thức của cán bộ công chức.

* Yếu tố Sự tin tưởng: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa dương β = 0.234, mức ý nghĩa Sig = 0.000. Đây là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết H2: Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri

thức, đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh thứ tư đến hành vi chia sẻ tri thức

của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước.

Bảng 4.30: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Sự tin tưởng

STT Mã hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 TR1 Tơi tin rằng các đồng nghiệp của tôi sẽ giúp đỡ tôi

khi tôi cần 4.09

02 TR3 Cán bộ, công chức trong cơ quan tôi luôn tin tưởng

với nhau 3.66

03 TR4 Tơi tin rằng mình khơng bị tổn hại khi chia sẻ tri thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 72 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)