Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh bình phước (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH

4.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Cũng có nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong

trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2005).

Ngoài ra, Nunnally và Bernstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013,trang 365) cho rằng hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) dùng để kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa các biến khi cùng đo lường một khái niệm nghiên cứu phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt u cầu.

Từ đó, tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên cơ sở các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên thì thang đo được xem là bảo đảm độ tin cậy.

Trong bài nghiên cứu này tác giả đưa ra số lượng biến để phân tích EFA là 20, kích thước mẫu của nghiên cứu là 280 người, phù hợp với kích thước mẫu cho phân tích EFA và hồi quy bội. Kết quả chạy kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo thể hiện qua Bảng 4.7 cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép, chi tiết xem thêm ở Phụ lục 5.1.

Bảng 4.7: Kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Biến Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Định vị thương hiệu xanh Cronbach’s Alpha α =.813

DV1 13.0821 7.803 .595 .778

DV2 13.0964 7.643 .587 .781

DV3 13.1357 7.817 .572 .785

DV4 13.1607 7.397 .647 .762

DV5 13.1107 7.676 .603 .776

Thái độ hướng với

thương hiệu xanh Cronbach’s Alpha α =.798

TD1 13.2071 7.857 .522 .777

TD3 13.1071 7.816 .514 .779

TD4 13.0786 7.528 .584 .757

TD5 13.1393 7.081 .687 .724

Kiến thức

thương hiệu xanh Cronbach’s Alpha α =.806

KT1 13.0750 7.869 .569 .776 KT2 13.1964 7.671 .623 .759 KT3 13.1607 7.540 .625 .758 KT4 13.2071 7.634 .627 .758 KT5 13.2036 8.385 .514 .792 Ý định mua sản

phẩm xanh Cronbach’s Alpha α =.805

YD1 13.3250 7.224 .590 .767

YD2 13.3429 7.387 .578 .771

YD3 13.3429 7.323 .589 .767

YD4 13.3750 7.411 .587 .768

YD5 13.3286 7.333 .601 .764

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả thống kê mẫu khảo sát hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo định vị thương hiệu xanh đạt 0.813, thái độ hướng tới thương hiệu xanh đạt 0.798, kiến thức thương hiệu xanh đạt 0.806 và thang đo ý định mua sản phẩm xanh đạt 0.805. Qua đó ta thấy các thang đo đều đạt yêu cầu do thỏa mãn 2 điều kiện: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến – tổng của các biến trong thang đo đều lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục giữ lại để phân tích nhân tố khám phá EFA.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh bình phước (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)