Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh bình phước (Trang 57 - 59)

Biến quan sát Nhân tố

1 Tên nhân tố

YD1 0.750

Ý đinh mua hàng xanh

YD2 0.740 YD3 0.750 YD4 0.747 YD5 0.760 Eigenvalue 2.809 Phương sai trích 56.181%

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Từ kết quả phân tích nhân tố thể hiện ở Bảng 4.10 cho phép rút trích ra một nhân tố đặt tên là Ý định mua sản phẩm xanh, ký hiệu YD được đo lường bằng 5 biến quan sát cụ thể như sau:

YD1: Tôi muốn mua sản phẩm xanh YD2: Nếu thấy sản phẩm xanh tôi sẽ mua

YD3: Tơi sẽ chủ động tìm kiếm mua sản phẩm xanh trước khi thực hiện mua sắm YD4: Tôi muốn khuyên mọi người mua sản phẩm xanh

Căn cứ vào kết quả đánh giá thang đo qua phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích khám phá EFA ta thấy mơ hình nghiên cứu và giả thuyết được giữ nguyên như ban đầu.

4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính

Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 3 nhân tố được vào kiểm định mơ hình gồm: định vị thương hiệu xanh (DV); thái độ hướng tới thương hiệu xanh (TD); kiến thức thương hiệu xanh (KT) và biến phụ thuộc là ý định mua sản phẩm xanh (YD). Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mơ hình hồi quy. Mơ hình hồi quy có dạng như sau:

Y =βo + βi Xi + €

Trong đó:

 Y là ý định mua sản phẩm xanh

 Các biến Xi là các thành phần của ý định mua sản phẩm xanh bao gồm: định vị thương hiệu xanh, thái độ hướng tới thương hiệu xanh và kiến thức thương hiệu xanh.

 βo:hằng số hồi quy, βi: trọng số hồi quy  €: sai số

Phân tích tương quan Pearson

Bước đầu tiên khi phân tích hồi quy tuyến tính là sử dụng hệ số tương quan Pearson,phân tích tương quan là phân tích được sử dụng nhằm đo lường mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc ý định mua sản phẩm xanh với các biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập này với nhau.

Hệ số này luôn nằm trong khoảng từ -1 đến + 1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu lớn hơn 0.6 thì có thể kết luận mối quan hệ là chặt chẽ, và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0.3 thì cho biết mối quan hệ là lỏng lẻo. Sau khi phân tích nhân tố, có 4 nhân tố đưa vào kiểm định tương quan hồi quy, gồm định vị thương hiệu xanh (DV); thái độ hướng tới thương hiệu xanh (TD); kiến thức thương hiệu

xanh (KT) và biến phụ thuộc là ý định mua sản phẩm xanh (YD).Kết quả hệ số tương quan Pearson xem trongBảng 4.11.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh bình phước (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)