Đặc điểm tổng quát của hợp tác công – tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 26 - 28)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Lý thuyết về hợp tác công – tư

1.3.2. Đặc điểm tổng quát của hợp tác công – tư

Theo World Bank (2005), thuật ngữ PPP được sử dụng để nói đến những hình thức thỏa thuận hợp tác từ đơn giản đến phức tạp giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công là kết cấu hạ tầng và /hoặc các dịch vụ liên quan mà trước đây thường do khu vực nhà nước cấp vốn và thực hiện, theo đó, khu vực tư nhân chấp nhận những rủi ro về hoạt động, kỹ thuật và tài chính, đổi lại khu vực tư nhân được phép thu phí từ người sử dụng hoặc nhận thanh toán từ khu vực nhà nước.

Khu vực nhà nước PPP Khu vực tư nhân

Quyết định đầu tư dựa trên phân tích chi phí - lợi ích với tỉ suất chiết khấu xã hội nhằm vào mục tiêu phúc lợi công cộng

Khu vực tư nhân bỏ vốn đầu tư tài sản, thực hiện chức năng của nhà nước để cung cấp dịch vụ công

Quyết định đầu tư dựa trên tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng

Cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người dân

Cung cấp dịch vụ công trực tiếp đến người sử dụng, thu phí hồn vốn từ người dụng, hoặc cung cấp dịch vụ công cho Nhà nước với vai trị người mua, nhận thanh tốn từ Nhà nước

Cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu thị trường (thương mại thuần túy)

Là chủ sở hữu tài sản Là chủ sở hữu tài sản Chịu trách nhiệm cấp vốn

đầu tư, quản lý và vận hành tài sản

Có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc không

Bỏ vốn đầu tư, quản lý và vận hành tài sản

Thu phí hoặc khơng thu phí từ người sử dụng

Thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận từ người mua

Nguồn: World Bank 2005

Một cách tổng quát, PPP có một số nét đặc trưng như sau:

• Cơ cấu nguồn vốn bao gồm cả vốn của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân;

• Có cơ quan vận hành đóng vai trị quan trọng tại mỗi giai đoạn của dự án (thiết kế, thực hiện, hoàn thiện, cấp vốn);

• Đối tác nhà nước chú trọng vào việc xác định các mục tiêu cần đạt được;

• Có sự phân chia rủi ro giữa đối tác nhà nước và đối tác tư nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)