Hợp tác công tư trong lĩnh vự cy tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 35 - 39)

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Hợp tác công tư trong lĩnh vự cy tế

Y tế - bệnh viện được hiểu là dịch vụ công 1 và người ta thường tin rằng các dịch vụ công nên được giao cho các định chế công quản lý, thực hiện để đảm bảo tính cơng bằng. Niềm tin này khơng phải khơng có cơ sở. Các định chế cơng thường được cho là mang tính chất khơng vụ lợi, do đó dịch vụ (hoặc sản phẩm) mà khu vực nhà nước cung ứng cho người dân sẽ đồng đều và không phân biệt đối xử giữa người có tiền và người khơng có tiền. Nhiều người bênh vực cho vai trò này của Nhà nước, đặc biệt đối với các dịch vụ y tế (chữa bệnh miễn phí cho người nghèo), cho rằng điều này tạo nên một nền tảng công bằng cần thiết cho sức khỏe và kiến thức của cộng đồng, để mọi người có thể hưởng được một điểm xuất phát với cơ hội như nhau trong cuộc sống.

Y tế - bệnh viện: là một dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống mà hầu hết mọi người đều sử dụng. Đây là loại hình dịch vụ mà mọi người tự nguyện tìm đến và nhà nước hay nhà cung cấp dịch vụ không ép buộc. Hoạt động y tế là một hoạt động mà gắn bó với sinh mạng con người, nên nhà nước cần phải tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển y tế - bệnh viện sao cho đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Xã hội hóa dịch vụ y tế:

• Xã hội hóa thực chất là sự chuyển giao một số công việc thuộc về chức năng, nhiệm vụ của nhà nước do nhà nước đang thực hiện cho tổ chức hoặc cá nhân có đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật đảm nhiệm.

• Xã hội hóa cũng là q trình chuyển giao áp dụng các ưu điểm ở lĩnh vực tư nhân vào lĩnh vực cơng hay nói cách khác là q trình thu hút trí tuệ, sức mạnh của nhân dân thành sức mạnh của nhà nước.

Như vậy, xã hội hóa là nhằm huy động, khuyến khích sự tham gia tích cực của cả xã hội vào việc cung ứng dịch vụ; tạo ra sự đa dạng, phong phú về loại hình, chất lượng và giá

1Dịch vụ công là hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các chức năng quản lý hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng những hàng hố cơng cộng phục vụ nhu cầu (lợi ích) thiết yếu của xã hội. Dịch vụ cơng có thể chia thành 3 loại: Dịch vụ hành chính cơng; Dịch vụ sự nghiệp cơng và Dịch vụ cơng ích, phi lợi nhuận.

cả dịch vụ; tạo ra cho đời sống xã hội nhiều nguồn lực phục vụ nhu cầu của xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho xã hội; và thơng qua đó tăng cường ý thức, trách nhiệm của mọi người đối với những vấn đề liên quan đến quyền lợi chung của cộng đồng. Một số hình thức xã hội hóa như: khốn, nhượng quyền và cạnh tranh cơng khai. Ngun nhân là ngân sách không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư mới để cải thiện công nghệ, cải thiện quy trình quản lý, đào tạo và huấn luyện nhân viên đồng thời tăng lương bổng cho nhân viên để tăng cường chất lượng phục vụ. Trong khi đó, một xã hội dân sự tiến bộ có những nhu cầu phát triển mới. Mọi người dân trong cộng đồng, dù nghèo hay giàu, đều đòi hỏi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, mà một trong những chuẩn mực có thể đánh giá được chính là chất lượng phục vụ tại các bệnh viện công.

1.4.2. Ý nghĩa của hợp tác công - tư trong y tế

Hợp tác cơng – tư trong y tế có ý nghĩa quan trọng như sau:

- Huy động vốn tư nhân cho lĩnh vực y tế: các chính phủ đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng trong việc tìm đủ nguồn tài chính để phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của sự gia tăng của dân số. Các chính phủ gặp khó khăn bởi nhu cầu đơ thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu tu bổ những cơ sở hạ tầng đã được xây dựng lâu năm, nhu cầu mở rộng mạng lưới dịch vụ cho dân số mới tăng lên và nhu cầu đem lại dịch vụ cho những khu vực trước đây chưa được cung cấp hoặc được cung cấp chưa đầy đủ. Hơn nữa, các dịch vụ cơ sở hạ tầng thường có doanh thu thấp hơn chi phí, vì vậy phải bù đắp thơng qua trợ cấp và do đó làm cho nguồn lực nhà nước bị hao mịn thêm. Cùng với khả năng tài chính hạn chế của hầu hết các chính phủ, những áp lực kể trên dẫn tới mong muốn huy động vốn từ khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

- Mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân là công cụ để đạt hiệu quả lớn hơn: sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiếm hoi của nhà nước là một thách thức lớn đối với các chính phủ - và là một trong những nguyên nhân chính làm nhiều chính phủ khơng hồn thành được

các mục tiêu đặt ra. Nguyên nhân là do đặc thù của khu vực nhà nước có q ít hoặc khơng có động cơ thiết lập tính hiệu quả trong tổ chức và quy trình hoạt động của mình và vì thế có vị thế khơng thuận lợi trong việc xây dựng và điều hành các cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả. Việc đưa những động cơ khuyến khích như vậy vào khu vực nhà nước là khó khăn, mặc dù khơng phải khơng thực hiện được. Kinh nghiệm Singapore cho ta thấy rằng một sự thành công trong việc cho tư nhân tham gia đầu tư y tế, cụ thể là tập đoàn y tế Parkway. Tập đoàn này phát triển mạnh và có nhiều cơng ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực y tế như: Công ty chuyên cung cấp dược, sản xuất thuốc, đào tạo và bệnh viện quốc tế Singapore.

- Mối quan hệ đối tác nhà nước tư nhân là chất xúc tác cho cải cách khu vực cơng rộng rãi hơn: các chính phủ đơi khi coi mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân là một chất xúc tác kích thích việc thảo luận và cam kết rộng rãi hơn về chương trình cải cách trong lĩnh vực, trong đó mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân chỉ là một bộ phận cấu thành. Một vấn đề then chốt là luôn luôn phải tái cơ cấu và làm rõ vai trò của các bên. Đặc biệt cần kiểm tra lại và phân bổ lại vai trò của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt nhằm huy động vốn và đạt hiệu quả như đã trình bày ở trên. Một chương trình cải cách bao gồm mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân mang tới cơ hội xem xét lại việc phân bổ vai trò của các bên nhằm xố bỏ các xung đột có khả năng xảy ra và công nhận một tổ chức tư nhân như là một bên có khả năng tham gia. Tiến hành một giao kết quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân cụ thể thường thúc đẩy từng bước cải cách nhằm hỗ trợ việc phân bổ mới vai trò của các bên, chẳng hạn như việc thông qua các điều luật và thành lập những cơ quan quản lý riêng biệt. Đặc biệt việc kiểm tra lại các các thoả thuận chính sách và điều tiết quản lý là những vấn đề tối quan trọng đối với thành công của một dự án quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân.

Như vậy, hợp tác công tư là công cụ vô cùng hữu hiệu trong công tác huy động vốn tư nhân cho lĩnh vực y tế mà khơng làm vai trị nhà nước mất đi, mà đây cịn là cơng cụ hữu hiệu trong cải cách quản trị dịch vụ công.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)