Lợi ích khi thực hiện hợp tác công tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 31 - 33)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Lý thuyết về hợp tác công – tư

1.3.4.1. Lợi ích khi thực hiện hợp tác công tư

- Tiết kiệm chi phí: Với mơ hình hợp tác cơng – tư chính quyền địa phương có thể nhận ra tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư cũng như chi phí của việc vận hành và bảo trì của những dịch vụ đó. Chẳng hạn như, tiết kiệm chi phí xây dựng được phát hiện ra bằng cách kết hợp với chi phí thiết kế với chi phí xây dựng trong cùng một hợp đồng. Sự tác động qua lại hoặc sự hỗ trợ giữa những người thiết kế và những nhà thầu trong cùng một đội có thể tạo ra nhiều sáng kiến và chi phí thiết kế ít nhất. Hoạt động thiết kế và xây dựng có thề được thực hiện hiệu quả hơn, do đó làm giảm thời gian thiết kế và xây dựng và cho phép những tiện nghi được sử dụng một cách nhanh chóng hơn. Tất cả những chi phí cho những dịch vụ chuyên nghành có thể giảm xuống cho những hoạt động kiểm tra và quản lý hợp đồng. Thêm vào đó, những rủi ro của sự dàn trải dự án cũng sẽ được giảm bớt bằng những hợp đồng thiết kế và xây dựng.

Tiết kiệm chi phí cũng có thể được nhận ra bởi chính quyền địa phương trong quá trình hoạt động và bảo trì của những hệ thống tiện nghi / thiết bị chức năng và dịch vụ. Đối tác tư nhân có thể giảm chi phí này bằng cách áp dụng tính kinh tế của quy mơ, kỹ thuật mới, thủ tục linh hoạt hơn, và những hợp đồng bồi thường, hoặc bằng cách giảm chi phí quản lý.

- Chia sẽ rủi ro: Với hình thức hợp tác cơng – tư, chính quyền địa phương có thể chia sẽ những rủi ro với đối tác tư nhân. Những rủi ro có thể bao gồm những chi phí hoạt động dàn trải/ thừa, không thể bắt gặp những kế hoạch cho việc cung cấp dịch vụ, khó khăn trong

việc tn theo mơi trường xung quanh và những nguyên tắc khác, hoặc là những rủi ro mà doanh thu khơng bù đắp được chi phí hoặt động và chi phí vốn.

- Cải tiến cấp độ dịch vụ hoặc là bảo trì: PPP có thể giới thiệu sáng kiến làm thế nào việc phân phối dịch vụ được thực hiện và tổ chức. PPP cũng giới thiệu những kỹ thuật mới và kinh tế của quy mô rằng việc giảm chi phí hoặc cải thiện chất lượng và mức độ của dịch vụ.

- Gia tăng doanh thu: PPP có thể thiết lập phí người sử dụng cái mà phản ánh chi phí thật của việc cung câp một dịch vụ cụ thể. PPP cũng cho cơ hội để giới thiệu những nguồn lực hiệu quả/ mới mẻ hơn mà những nguồn lực này không thể là những phương pháp thường của cung cấp dịch vụ.

- Thực hiện hiệu quả hơn: Hiệu quả có thể được nhận ra thơng qua những hoạt động liên kết đa dạng như xây dựng và thiết kế, và thông qua những thủ tục và hợp đồng linh động hơn và sự phê duyệt nhanh hơn cho việc cung cấp vốn cho dự án và một quy trình ra quyết định hiệu quả hơn.Việc cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn không chỉ giúp cho việc cung cấp dịch vụ nhanh hơn mà còn giảm được chi phí.

- Những lợi ích kinh tế: PPP mang lại nhiều lợi ích kinh tế chẳng hạn như làm gia tăng mối liên hệ của chính quyền địa phương với khu vực tư nhân để từ đó kích thích khu vực tư nhân tham gia cùng nhà nước cung cấp các dịch vụ cơng trên địa bàn và đóng góp vào tăng trưởng lao động và kinh tế. Những công ty tư nhân ngày càng trở nên chuyên nghiệp trong những mối quan hệ giữa đối tác nhà nước và tư nhân có thể xuất khẩu những chuyên gia của họ và tìm kiếm thêm thu nhập.

Tóm lại, mơ hình hợp tác cơng – tư có những lợi ích nổi bật cho các thành phần trong nền kinh tế như sau:

Bảng 1.2 Những lợi ích nổi bật cho các thành phần trong nền kinh tế

Lợi ích đối với khu vực công

Lợi ích đối với khu vực tư

Lợi ích đối với người lao động

Lợi ích đối với người tiêu dùng

+ Tối đa hóa doanh thu + Cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ phổ thông + Đảm bảo các dịch vụ cơ bản có giá cả hợp lý + Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

+ Thu hút các nhà đầu tư + Cải thiện phúc lợi công cộng

+ Đảm bảo quy trình quản lý điều tiết ổn định, minh bạch + Đảm bảo phân phối tài sản và tái cơ cấu tổ chức đem lại hoạt động hiệu quả

+ Cung cấp nguồn nhân lực đã được đào tạo +Tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn

+ Đảm bảo đối xử công bằng với người lao động hiện tại

+ Cung cấp các cơ hội việc làm + Cải thiện năng suất, hiệu quả và đời sống tinh thần + Đảm bảo giá cả hợp lý + Cải thiện chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ + Tăng trách nhiệm giải trình và khả năng phản hồi nhanh

Nguồn: Klaus Felsinger 2007

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)