Tình hình hoạt động lĩnh vự cy tế vùng Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 40)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình hoạt động lĩnh vự cy tế vùng Đông Nam Bộ

Tuy là vùng có cơ sở hạ tầng tương đối khá so với các vùng còn lại trong cả nước, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh của vùng. Tỷ lệ nhân khẩu đô thị của vùng Đông Nam Bộ đã đạt trên 43%. Tốc độ đơ thị hố đạt khoảng 4 - 6%/năm. Di dân q nhanh vào các đơ thị hiện có như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hồ, Bình Dương làm quá tải so với khả năng đáp ứng về các điều kiện kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống bệnh viện trong việc đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho người dân. Ngoài ra, sự di dân làm thay đổi cấu trúc cộng đồng, khó quản lý và chăm sóc sức khỏe cho đối tượng di dân, dân nhập cư. Nhìn chung, nhu cầu được khám chữa bệnh của người dân trong vùng tiếp tục gia tăng, gây áp lực quá tải khám chữa bệnh tại các bệnh viện hiện hữu trong vùng. Đơn cử, riêng ở Tp.HCM, theo báo cáo của Sở Y tế Tp.HCM hằng năm có khoảng 20- 30% giường bệnh phục vụ cho bệnh nhân thuộc các tỉnh ( khách vãng lai và tạm

trú ở Thành phố (dưới 6 tháng, khoảng 2,5 triệu người); trong khi nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng chỉ ở mức 20% nhu cầu và hoạt động khám chữa bệnh khoảng 75% nhu cầu...

2.2.1. Tổ chức hệ thống y tế : trường hợp điển hình Tp.HCM

Hệ thống y tế được tổ chức theo cấp quản lý: - Bộ và ngành quản lý:

• Bệnh viện trực thuộc Bộ: BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất, Bệnh viện Tâm thần TW 2 (Biên Hòa – Đồng Nai), BV Răng – Hàm – Mặt TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM… và các Viện.

• Bệnh viện các trường đại học: BV đại học y dược TP.HCM

• Bệnh viện các Bộ, ngành:

+ Bộ Cơng An: BV Cơng An TP.HCM, BV Chí Hịa Cơng An TP.HCM + Bộ Giao thông vận tải: BV GTVT TP.HCM

+ Tập đồn bưu chính viễn thơng: BV đa khoa bưu điện TP.HCM - Sở Y tế quản lý:

• Hệ cơng lập: gồm các trung tâm thuộc lĩnh vực dự phòng, trung tâm chuyên ngành; chi cục; BV đa khoa, đa khoa khu vực, chuyên khoa.

• Hệ ngồi cơng lập: BV tư nhân gồm đa khoa và chuyên khoa; Phòng khám đa khoa, chuyên khoa, phòng khám 100% vốn nước ngồi, Nhà hộ sinh, phịng chẩn trị y học cổ truyền, Nhà thuốc,…

lập, riêng các khu vực trung tâm là nơi tập trung nhiều các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngồi cơng lập.

- UBND Q/H quản lý Y tế tuyến cơ sở:

• Cấp cơ sở do UBND Q/H quản lý gồm: BV Q/H; Trung tâm Y tế dự phòng Q/H; Phòng Y tế là cơ quan tham mưu của UBND Q/H.

• Trạm Y tế P/X trực thuộc TTYTDP Q/H và UBND P/X

2.2.1.1. Hệ thống y tế công lập

Theo báo cáo của Sở Y tế HCM, hiện nay riêng thành phố có tất cả 36 đơn vị trực thuộc Sở Y tế thành phố đã thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43/CP, trong đó có 3 đơn vị tự chủ tồn bộ. Việc thực hiện tự chủ tài chính được triển khai rộng rãi ở các tỉnh vùng Đơng Nam Bộ đã góp phần cải thiện thu nhập cho cán bộ nhân viên y tế, đưa nhiều trang thiết bị y tế hiện đại vào phục vụ khám chữa bệnh nhân dân. Nhờ có tiềm lực kinh tế mạnh, thành phố hình thành quỹ kích cầu đầu tư và cho các cơ sở y tế của thành phố, cơ sở y tế tư nhân và cơ sở y tế trung ương vay vốn của quỹ kích cầu khơng phải trả lãi. Cho phép thực hiện liên doanh, liên kết, lắp đặt, hoặc thuê thiết bị kỹ thuật y tế tại cơ sở y tế công; huy động vốn từ các cá nhân và từ cán bộ nhân viên trong đơn vị để đầu tư phát triển, xây dựng các khu khám chữa bệnh chất lượng cao; huy động vốn đầu tư nước ngoài.

2.2.1.1.1. Đối với các cơ sở y tế đã hồn thành tự chủ tài chính và các cơ sở y tế tự chủ tài chính một phần

Các đơn vị này đã đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị y tế để nâng cao năng lực và phục vụ cho người bệnh được tốt hơn. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp: chi thường xuyên, kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học cơng nghệ, kinh

phí khác... Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: thu phí, lệ phí, thu từ hoạt động dịch vụ, thu từ hoạt động liên doanh liên kết,..Các cơ sở y tế này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính: tự quyết về chi phí quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, quyết định đầu tư mua sắm trang thiết bị. Cơ chế huy động vốn mặc dù thoáng hơn các cơ sở chưa tự chủ tài chính nhưng các phương thức huy động vốn cịn hạn hẹp và gặp một số khó khăn nhất định: bệnh viện là loại hình dịch vụ cơng và giá thu viện phí thấp do phải bắt buộc theo khung của nhà nước, nên phương án tài chính thường bị các Ngân hàng, tổ chức tín dụng từ chối cấp tín dụng vì hiệu quả thấp. Đối với huy động vốn từ các Công ty tư nhân, cán bộ viên chức bệnh viện thì phần phân chia lãi, ghi nhận doanh thu cho bệnh viện và sử dụng tài sản chung của bệnh viện khai thác riêng là những điểm hạn chế của phương thức huy động vốn này.

2.2.1.1.2. Đối với các cơ sở y tế chưa tự chủ tài chính

Đối với các cơ sở y tế chưa tự chủ tài chính Nguồn tài chính của bệnh viện: do ngân sách nhà nước cấp để bệnh viện chi tiêu cho các hoạt động thường xuyên.

Thu từ hoạt động thường xuyên: chủ yếu thu từ hoạt động khám chữa bệnh.

Huy động vốn: Huy động vốn cho đầu tư trang thiết bị y tế từ 03 nguồn chính: nguồn thu sự nghiệp sau khi cân đối thu chi, ngân sách nhà nước cấp và vay thương mại từ các tổ chức tín dụng.

2.2.1.2. Hệ thống y tế ngồi cơng lập

• Huy động vốn: đối với các bệnh viện tư nhân, thường được hình thành dưới hình thức cơng ty cổ phần nên có nhiều phương thức huy động vốn

• Sử dụng vốn và kiểm sốt: theo quy chế tài chính của Cơng ty cổ phần.

Tóm lại, hệ thống y tế ngồi cơng lập tại vùng Đơng Nam Bộ phát triển mạnh mẽ: có nhiều cơ sở có chất lượng dịch vụ rất cao với trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, một số cơ sở y tế vẫn còn để xảy ra vi phạm về quy chế chuyên môn; kỹ thuật y tế, hành nghề vượt quá khả năng chuyên môn; quảng cáo quá khả năng quy định trong giấy phép; vệ sinh môi trường không đảm bảo; hành nghề khơng có giấy phép; nhiều cơ sở vừa khám bệnh, vừa kê đơn, vừa bán thuốc.

2.2.2. Thành tựu, tồn tại và thách thức đối với lĩnh vực y tế của vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập và phát triển trong bối cảnh hội nhập và phát triển

2.2.2.1. Thành tựu cơ bản:

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong toàn ngành y tế và sự phối hợp của các Bộ, Ngành, cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta nói chung và vùng Đơng Nam Bộ nói riêng tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Về hệ thống y tế cơ sở: Ngành y tế đã tập trung vào củng cố hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là hệ thống y tế xã, phường và y tế thôn bản. Tiến bộ đặc biệt trong những năm qua đối với trạm y tế xã là đã tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế tại xã, phường. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành phân tuyến kỹ thuật cho tuyến xã, nhằm thúc đẩy hoạt động của Trạm y tế xã.

Về các cơ sở y tế dự phòng được củng cố và phát triển rộng khắp từ trung ương đến cơ sở. Các chuyên gia thế giới đánh giá về y tế dự phịng Việt Nam có hệ thống mạnh từ trung ương đến địa phương.

Nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế đầy lùi và thanh tốn. Chương trình mục tiêu quốc gia tiêm chủng mở rộng đạt kết quả tốt, nên các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở trẻ em đã giảm đi đáng kể;

Công tác kiểm dịch y tế biên giới đã triển khai tại hầu hết các cửa khẩu biên giới, đặc biệt tại các cửa khẩu, sân bay quốc tế trong địa bàn vùng đã triển khai tốt việc giám sát khách xuất, nhập cảnh, ngăn chặn bệnh dịch nguy hiểm có thể lây lan, đảm bảo an ninh sức khoẻ cho nhân dân.

Công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm đã đuợc sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục cũng như các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra về an tồn vệ sinh thực phẩm thực hiện có hiệu quả thông qua sự phối hợp liên ngành. Các hoạt động trên đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân và giảm tỷ lệ các vụ ngộ độc.

Về cơ sở khám chữa bệnh: Trong các thập kỷ qua, với những thay đổi kinh tế, xã hội mạng lưới khám chữa bệnh vùng Đơng Nam Bộ đã được phát triển và ln có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Kết quả hoạt động của bệnh viện đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của ngành y tế, nó khơng chỉ phản ảnh những thành quả đã đạt được trong cơng tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà cịn phản ảnh trình độ chun mơn và sự phát triển về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng y học.

Về cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế: Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc và luật dược, Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản nhằm bảo đảm cung ứng đủ

thuốc có chất lượng cho người dân và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Khả năng tiếp cận thuốc ở vùng Đơng Nam Bộ tương đối tốt do có mạng lưới phân phối thuốc rộng khắp. Các cơ sở y tế từ bệnh viện đến trạm y tế đều có đủ thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật. Về trang thiết bị y tế trong những năm gần đây các bệnh viện đã được nhà nước đầu tư các phương tiện hiện đại, với công nghệ tiên tiến đã giúp cho việc chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, chính xác, an tồn, hiệu quả và ít biến chứng cho người bệnh. Năng lực sản xuất Trang thiết bị và vật tư y tế trong vùng tiếp tục được cải thiện.

Trong các thập kỷ qua, với những thay đổi về điều kiện chính sách, kinh tế, xã hội, hệ thống y tế vùng Đông Nam Bộ ngày càng được củng cố phát triển cùng với sự đi lên của đất nước, đã đóng góp phần quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

2.2.2.2. Những tồn tại và thách thức:

- Các cơ sở y tế dự phòng: Mặc dù đạt nhiều thành tựu quan trọng, thay đổi mơ hình

bệnh tật, bảo vệ hàng chục triệu người khỏi các bệnh dịch nguy hiểm, cơng tác y tế dự phịng ở vùng Đơng Nam Bộ vẫn cịn có nhiều khó khăn:

Về nhận thức, hiện nay y tế dự phịng chưa được quan tâm thích đáng của xã hội, đơi khi cịn được coi là lĩnh vực của riêng ngành y tế. Tổ chức y tế dự phòng tuyến tỉnh/thành phố bị chia tách nhiều đầu mối dẫn tới thiếu nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư dàn trải. Nhiều chính sách, quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội chưa chú trọng, đề cập đầy đủ những vấn đề liên quan tới công tác y tế dự phòng. Đội ngũ cán bộ y tế dự phòng còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, số cán bộ được đào tạo chuyên ngành y tế dự phịng cịn ít. Đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng còn thấp, trong khi nhu cầu thực tế rất cần có sự ưu tiên kinh phí cho lĩnh vực này. Trong vòng 10 năm gần đây, ngân sách cho y tế dự phòng, năm thấp nhất là 11,3%, năm cao nhất là 25,7%. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều bệnh truyền nhiễm gây dịch có nguy cơ bùng phát trở lại như lao, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não do vi rút. Bên cạnh đó xuất hiện những bệnh mới khó xác định,

khó điều trị, có nguy cơ bùng phát thành đại dịch như SARS, Cúm A(H5N1). Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm do quản lý và sử dụng hoá chất, các chất thải trong sinh hoạt, sản xuất, bệnh viện chưa được xử lý tốt.

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện nay chưa thực sự đi vào nề nếp, nhất là khâu thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu, còn để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt. Cơng tác kiểm định mỹ phẩm cịn nhiều bất cập.

- Các cơ sở khám chữa bệnh:Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở vùng Đơng Nam Bộ vẫn cịn nhiều bất cập và yếu kém, các bệnh viện phân bổ còn chưa đồng đều, nhất là các bệnh viện chuyên khoa sâu. Tỷ lệ giường bệnh trên dân số nhìn chung cịn thấp, hầu hết các bệnh viện đều có cơng suất sử dụng giường bệnh cao.

Phân bố giường bệnh chưa cân đối, đặc biệt tỷ trọng giường tuyến cuối thấp, bệnh nhân dồn về các bệnh viện lớn ở thành phố và các bệnh viện Trung ương, dẫn đến hiện tượng quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các bệnh viện đã và đang được cải thiện, nhưng còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế. Cơ sở nhà cửa của nhiều bệnh viện đã quá xuống cấp, hết thời hạn sử dụng nhiều năm. Về kỹ thuật, các bệnh viện đã giải quyết cơ bản việc khám chữa bệnh và đã từng bước phát triển chun sâu, nhưng cịn chưa tồn diện, chưa đồng đều giữa các chuyên khoa, chuyên ngành. Nhìn chung mạng lưới bệnh viện đang đứng trước thách thức về yêu cầu phục vụ ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của người dân, nhưng điều kiện phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhiều so với nhu cầu. Cơ chế tài chính và quản lý bệnh viện cịn những vấn đề đáng quan tâm.

- Cung ứng dịch vụ dân số - Kế hoạch hố gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản: Quy mô dân số không ngừng tăng đã tạo áp lực lớn cho ngành y tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; Trong khi con người ngày càng phải đối mặt với môi trường

ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện với diện tích ở ngày càng thu hẹp, do mật độ dân số ngày càng gia tăng. Nguy cơ mức sinh cao có thể tăng trở lại ở nhiều địa phương, chất lượng dân số còn thấp, mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng. Chất lượng các dịch vụ kế hoạch hố gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em còn nhiều hạn chế, cịn sự khác biệt về tình trạng sức khoẻ bà mẹ trẻ em giữa các nhóm dân cư.

- Nhân lực y tế:Chất lượng nhân lực y tế cịn hạn chế, khơng tương xứng với nhu cầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)