Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 85 - 93)

Nhóm biến Cronbach's Alpha % of Variance Số lượng biến

Mua sắm và đầu tư hiệu quả (EP) 0.909 25.648 7 Khả năng thực hiện dự án (PI) 0.858 17.900 5 Bảo lãnh chính phủ (GG) 0.796 10.823 2 Điều kiện kinh tế thuận lợi (FC) 0.838 9.771 2 Thị trường tài chính ln sẵn có nguồn

lực (AF) 0.898 8.943 2

Phương sai trích: 73,086 %

(Nguồn: Số liệu điều tra, Phụ lục “phân tích độ tin cậy thang đo”)

Hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các nhân tố sau khi rút trích từ các biến quan sát bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA đều lớn hơn 0.7. Cá biệt, nhân tố “Mua sắm và đầu tư hiệu quả” (Cronbach's Alpha =0.909) và “Khả năng thực hiện dự án” (Cronbach's Alpha=0.858) có hệ số Cronbach's Alpha rất cao, điều này là dễ hiểu bởi đây đều là những nhân tố có số lượng biến khá lớn (đều có trên 5 biến). Ngồi ra, trong mỗi nhóm biến thì hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều này khẳng định thang đo các nhân tố rút trích từ các biến quan

sát là phù hợp và đáng tin cậy.

Vậy ta có thể sử dụng 5 nhóm biến này trong các bước phân tích tiếp theo.

3.5.3. Điểm trung bình và xếp hạng về tầm quan trọng của các CSFs

Bảng 3.9 cho thấy các điểm trung bình và xếp hạng về tầm quan trọng của 18 CSFs dựa trên những kết quả phiếu khảo sát của người trả lời ở khu vực cơng và khu vực tư nói chung, cũng như dựa trên từng khu vực cơng và tư nói riêng.

Kết quả cho thấy tất cả 18 CSFs được các đối tượng phỏng vấn đánh giá từ “ảnh hưởng quyết định” hoặc “ảnh hưởng lớn” đến sự thành công của các dự án PPP với điểm số trung bình của các CSFs khoảng 2,74-4,56.

Dựa trên kết quả phỏng vấn tổng thể, năm yếu tố ảnh hưởng quyết định hàng đầu, thứ tự ảnh hưởng giảm dần là: 1) khuôn khổ pháp lý thuận lợi; 2) Minh bạch trong quá trình mua sắm và đầu thầu; 3); Cam kết và trách nhiệm của khu vực nhà nước và tư nhân; 4) Đánh giá toàn diện và thực tế của các chi phí và lợi ích; 5) Phân bổ và chia sẻ rủi ro thích hợp. Yếu tố được xếp hạng là ít ảnh hưởng nhất cho sự thành cơng của dự án là chính phủ tham gia bằng cách cung cấp bảo lãnh.

Khuôn khổ pháp lý thuận lợi được xếp hạng đầu tiên như là một yếu tố cần thiết để đảm bảo sự thành công của các dự án PPP. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi vì thiếu khung pháp lý cũng như cơ chế sẽ khơng khuyến khích được tư nhân cùng tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Theo EBRD (2008), các dự án PPP có xu hướng làm việc tốt nhất khi khung pháp lý tồn tại. Hơn nữa, Farhana (2010) lập luận rằng một quy phạm pháp luật được xác định rõ khuôn khổ là cần thiết cho các dự án PPP để ngăn chặn tham

nhũng. Mặc dù khuôn khổ pháp lý là rất quan trọng để thực hiện các dự án PPP, nhưng theo lập luận của người được phỏng vấn, ở Việt Nam nói chung và vùng Đơng Nam Bộ nói riêng chưa có một khn khổ pháp lý cụ thể cho các dự án PPP. Hiện nay, việc thực

hiện các dự án PPP ở vùng Đông Nam Bộ chủ yếu dựa trên quyết định số

71/2010/QĐ.TTg được ban hành ngày 9-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP.

Minh bạch trong quá trình mua sắm và đầu thầu là yếu tố quan trọng thứ hai, theo quan điểm của những người được phỏng vấn nói chung. Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Đặng Huy Đơng đã nhận định rằng tính minh bạch trong đấu thầu theo chuẩn quốc tế là điều vô cùng quan trọng của PPP, phải đảm bảo được điều này mới khiến các nhà đầu thầu đăng ký hồ sơ đấu thầu.

Yếu tố quan trọng thứ ba để thực hiện các dự án PPP là “Cam kết và trách nhiệm của khu vực nhà nước và tư nhân”. Điều này phù hợp với lập luận của Chan et al (2004), và Li et al (2005) đã tuyên bố rằng cam kết là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đối tác. Do đó, để đảm bảo thành cơng PPP, tất cả các bên phải cam kết nguồn lực tốt nhất cho dự án. Vì vậy, cam kết từ cả hai bên là cần thiết để đảm bảo đạt được các mục tiêu cuối cùng của dự án PPP (Romancik, 1995).

Bảng 3.9: Điểm trung bình và xếp hạng về tầm quan trọng của các CSFs trong các dự án PPP

Stt Yếu tố quyết định thành công

Public sector Private sector

Overall

Mean Rank Mean Rank Mean Rank

1 Khuôn khổ pháp lý thuận lợi 4,02 1 4,46 2 4,27 1 2 Minh bạch trong quá trình mua sắm và đầu

thầu

3,76 4 4,56 1 4,22 2

3 Cam kết và trách nhiệm của khu vực nhà nước và tư nhân

3,84 2 4,38 4 4,15 3

4 Đánh giá toàn diện và thực tế của các chi phí và lợi ích

3,66 6 4,46 3 4,12 4

5 Phân bổ và chia sẻ rủi ro thích hợp 3,81 3 4,29 5 4,09 5

6 Quản trị tốt 3,57 8 4,27 6 3,97 6

7 Quá trình mua sắm và đấu thầu cạnh tranh 3,43 9 4,25 7 3,91 7 8 Chính sách kinh tế hợp lý 3,60 7 4,05 9 3,86 8 9 Thị trường tài chính ln sẵn sàng cung cấp

vốn

3,36 10 4,15 8 3,82 9

10 Các doanh nghiệp tư nhân mạnh 3,67 5 3,75 14 3,72 10 11 Cơ quan công cộng được tổ chức tốt và

cam kết

3,26 12 3,91 10 3,64 11

12 Quyền được chia sẻ giữa khu vực công và tư nhân

3,22 14 3,89 12 3,61 12

13 Ổn định kinh tế vĩ mô 3,33 11 3,78 13 3,59 13 14 Sự hỗ trợ xã hội 3,05 15 3,91 11 3,55 14 15 Tính khả thi kỹ thuật của dự án 3,26 13 3,72 15 3,53 15 16 Tính đa mục tiêu của dự án 3,05 16 3,44 17 3,28 16 17 Sự đa dạng của các cơng cụ tài chính 2,74 18 3,58 16 3,23 17 18 Sự tham gia của chính phủ bằng cách cung

cấp bảo lãnh

Như thể hiện trong bảng 3.9, "Đánh giá toàn diện và thực tế của các chi phí và lợi ích” là yếu tố thành công cần thiết thứ tư cho các dự án PPP. Hambros (1999) cho rằng việc phân tích chi phí và lợi ích cung cấp cơ sở để so sánh tổng chi phí dự kiến của từng dự án so với tổng lợi ích dự kiến, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân có cơ sở quyết định sẳn sàng tham gia đầu tư hay không.

Yếu tố xếp hạng thứ năm là “Phân bổ và chia sẻ rủi ro thích hợp”. Vì một trong những mục tiêu thực hiện PPP là để giảm gánh nặng tài chính của chính phủ, khu vực tư nhân tài trợ cho các dự án PPP, do đó sự phân phối các rủi ro cho đối tác phù hợp nhất để quản lý rủi ro làm chi phí rủi ro tổng thể của khu vực nhà nước và tư nhân có thể được giảm thiểu (Grant 1996, Allen 1999, Seader 2002, Skelcher 2005).

Trong bảng 3.9, năm yếu tố quan trọng nhất của người trả lời từ khu vực công là: 1) khuôn khổ pháp lý thuận lợi; 2) cam kết và trách nhiệm của khu vực nhà nước và tư nhân; 3) Phân bổ và chia sẻ rủi ro thích hợp, 4) Minh bạch trong quá trình mua sắm và đầu thầu, và 5) Tập đoàn các doanh nghiệp tư nhân mạnh. Trong khi đó, đối với khu vực tư nhân, năm CSFs quan trọng nhất là: 1) Minh bạch trong q trình mua sắm và đầu thầu; 2) khn khổ pháp lý thuận lợi, 3) Đánh giá toàn diện và thực tế của các chi phí và lợi ích, 4) cam kết và trách nhiệm của khu vực nhà nước và tư nhân, và 5) Phân bổ và chia sẻ rủi ro thích hợp.

Dựa trên các kết quả ở bảng 3.9, bảng xếp hạng liên quan đến tầm quan trọng của các yếu tố giữa khu vực nhà nước và tư nhân chủ yếu là khác nhau. “Thị trường tài chính ln sẵn sàng cung cấp vốn” là yếu tố được xếp hạng thứ tám được khảo sát ở khu vực tư nhân nhưng được xếp hạng thứ mười của khu vực công. Lý do cho sự khác biệt trong bảng xếp hạng giữa hai khu vực bởi vì trong các dự án hợp tác cơng - tư, khu vực tư nhân thường có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo được tài chính, do đó, những người được hỏi khu vực tư nhân nhận định là quan trọng hơn để đảm bảo sự thành công của việc thực

hiện PPP hơn người được hỏi khu vực công.

3.5.4. Sự khác biệt giữa khu vực công và khu vực tư khi đánh giá về tầm quan trọng của các CSFs của các CSFs

Bảng 3.10 tác giả tiến hành kiểm định t-test để điều tra thêm sự khác biệt trong nhận thức của khu vực nhà nước và tư nhân về tầm quan trọng của 18 CSFs.

Bảng 3.10: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng khu vực công và khu vực tư khi đánh giá về tầm quan trọng của các CSF

Yếu tố quyết định thành công F t Significant

1 Minh bạch trong quá trình mua sắm và đầu

thầu 14.932 - 4.848 .012

2 Quá trình mua sắm và đấu thầu cạnh tranh 7.246 - 4.595 .000 3 Quản trị tốt 14.500 - 4.506 .007 4 Cơ quan công cộng được tổ chức tốt và cam

kết 9.876 - 3.591 .001

5 Sự hỗ trợ xã hội 4.270 - 5.646 .014 6 Quyền được chia sẻ giữa khu vực công và tư

nhân 31.810 -3.757 .023

7 Đánh giá toàn diện và thực tế của các chi phí

và lợi ích 9.876 -4.523 .000

8 Khuôn khổ pháp lý thuận lợi 14.493 -2.482 .015 9 Tính khả thi kỹ thuật của dự án 5.718 -2.901 .041 10 Phân bổ và chia sẻ rủi ro thích hợp 3.536 -2.667 .009 11 Cam kết và trách nhiệm của khu vực nhà

12 Tập đoàn các doanh nghiệp tư nhân mạnh 3.958 -0.499 .619 13 Sự tham gia của chính phủ bằng cách cung

cấp bảo lãnh 11.923 -1.738 .084 14 Tính đa mục tiêu của dự án 0.298 -2.571 .011 15 Ổn định kinh tế vĩ mô 0.000 -2.523 .013 16 Chính sách kinh tế hợp lý 6.993 -2.509 .014 17 Thị trường tài chính ln sẵn sàng cung cấp

vốn 6.540 -3.908 .034

18 Sự đa dạng của các cơng cụ tài chính 9.954 -4.412 .885

Dựa trên các kết quả ở bảng 3.10, kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức của khu vực nhà nước và tư nhân liên quan đến các yếu tố thành công của việc thực hiện PPP tại vùng Đông Nam Bộ, bao gồm các yếu tố: “Minh bạch trong quá trình mua sắm và đầu thầu”, “Quá trình mua sắm và đấu thầu cạnh tranh”, “Quản trị tốt”, “Cơ quan công cộng được tổ chức tốt và cam kết”, "Sự hỗ trợ xã hội”, “Quyền được chia sẻ giữa khu vực công và tư nhân”, “Đánh giá tồn diện và thực tế của các chi phí và lợi ích”, “Khn khổ pháp lý thuận lợi”, “Tính khả thi kỹ thuật của dự án”, “Cam kết và trách nhiệm của khu vực nhà nước và tư nhân”, “Phân bổ và chia sẻ rủi ro thích hợp”, “Tính đa mục tiêu của dự án”, “Ổn định kinh tế vĩ mơ”, “Chính sách kinh tế hợp lý”, “Thị trường tài chính ln sẵn sàng cung cấp vốn”. Đa số thì khu vực tư đánh giá các yếu tố đó quan trọng cao hơn so với khu vực công. Điều này là hợp lý vì khu vực tư nhân thường có trách nhiệm cao hơn trong việc thực hiện một dự án PPP, trong đó phản ánh một mức độ rủi ro lớn hơn cho các khu vực tư nhân, vì vậy mà các yếu tố trên được coi là quan trọng đối với khu vực tư nhân bởi vì nó có thể làm giảm mức độ rủi ro mà khu vực tư nhân phải gánh chịu.

3.5.5. So sánh giữa các nước liên quan đến 5 CSFs hàng đầu cho PPP

so sánh CSFs giữa các nước trong quá trình thực hiện PPP. Ngoài ra, Bảng 3.11 cũng cung cấp thông tin liên quan đến các bảng xếp hạng tương ứng của năm yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất cho Hồng Kông, Úc và Vương quốc Anh (Esther Cheung, 2009).

Kết quả cho thấy nhiều sự khác biệt trong bảng xếp hạng của các CSFs cho dự án PPP. Ví dụ, mặc dù ở vùng Đơng Nam Bộ của Việt Nam yếu tố “Khuôn khổ pháp lý thuận lợi” được xếp hạng đầu tiên, nhưng lại xếp hạng thứ bảy và chín ở Úc và

Anh. Tương tự như vậy, yếu tố " Minh bạch trong quá trình mua sắm và đầu thầu" là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cho PPP thực hiện tại vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam; tuy nhiên ở Hồng Kông, Úc và Anh là yếu tố được xếp hạng thứ mười một, mười bốn, mười. Yếu tố "tập đoàn các doanh nghiệp tư nhân mạnh” là một trong năm yếu tố quyết định hàng đầu của ba quốc gia Hồng Kông, Úc và Vương quốc Anh, nhưng lại xếp hạng thấp hơn tại vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Yếu tố "thị trường tài chính ln sẵn sàng cung cấp vốn” được xếp hạng cao bởi những người được hỏi ở Anh, nhưng nó đã được xếp hạng thấp hơn ở Hồng Kông và Úc.

Các yếu tố "Ổn định kinh tế vĩ mơ", “Tính khả thi kỹ thuật dự án" là trong năm thứ hạng hàng đầu của Hồng Kông, Úc và Anh. Tuy nhiên, ở vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam những yếu tố này đã được xếp hạng thứ mười ba và thứ mười lăm.

Mặc dù có sự khác biệt giữa các quốc gia liên quan đến tầm quan trọng của CSFs, yếu tố “Cam kết và trách nhiệm của khu vực nhà nước và tư nhân” là một trong năm yếu tố xếp hạng hàng đầu cho tất cả các nước với Úc và Vương quốc Anh xếp thứ hai, vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam xếp thứ ba trong khi Hồng Kơng xếp nó thứ năm. Do cấu trúc và tính chất của PPP, bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân trong một thời gian hợp đồng dài hạn, do đó cam kết và trách nhiệm giữa cả hai khu vực là rất quan trọng cho các dự án (National Audit Ofice, 2001).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)