CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.1. Nghiên cứu ứng dụng cắt túi mật nội soi một lỗ
4.1.5. Kết quả chẩn đốn hình ảnh
4.1.5.1. Siêu âm ổ bụng
Túi mật là một cơ quan nằm sâu trong cơ thể và bị che lấp hầu hết bởi gan phải nên việc thăm khám túi mật trên lâm sàng là rất hạn chế, đặc biệt
trong trường hợp khơng có biểu hiện của bệnh lý cấp tính. Hầu hết bệnh lý túi mật diễn biến âm thầm và khơng có triệu chứng lâm sàng điển hình. Ngay cả khi có biểu hiện triệu chứng thì cũng chỉ có các dấu hiệu đau mơ hồở vùng hạ sườn phải và thượng vị, thường nhầm lẫn với bệnh cảnh viêm loét dạ dày tá tràng. Trừ trường hợp viêm túi mật cấp tính thì biểu hiện lâm sàng rầm rộ khi thăm khám như sốt, đau tức hạ sườn phải, Murphy (+) và thường có phản ứng hạ sườn phải. Đối với ung thư túi mật thì triệu chứng giai đoạn sớm thường âm thầm và chỉ phát hiện được khi đã ởgiai đoạn muộn, có các biểu hiện lâm sàng rõ ràng như đau nhiều vùng túi mật kèm vàng mắt, vàng da và gầy sút cân. Chính vì vậy chẩn đốn hình ảnh đóng vai trị hết sức quan trọng trong chẩn đoán và quản lý bệnh túi mật. Trong đó siêu âm được cho là cơng cụ chẩn đốn hình ảnh đầu tay để phát hiện các bệnh lý của túi mật. Độ nhạy của siêu âm trong chẩn đoán viêm túi mật cấp là 88% và độ đặc hiệu là 80%, trong khi đối với bằng chứng về sỏi đường mật trên siêu âm có độ nhạy là 84% và độ đặc hiệu là 99% tương ứng [115],[45],[43],[116],[117]. Còn đối với polyp túi mật thì siêu âm có độ nhạy là 93% và độ đặc hiệu là 95,8% [110].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả các bệnh nhân trước mổ đều được siêu âm ít nhất hai lần và số lần siêu âm trung bình trong nghiên cứu là 2,1 ± 0,34 lần. Số bệnh nhân có bệnh lý sỏi chiếm đa số với 78,8% và sau đó là polyp 18,8%, chỉ một trường hợp (1,3%) chẩn đoán trước mổ là u cơ tuyến. Sau khi cắt túi mật chúng tôi tiến hành phẫu tích bệnh phẩm kiểm tra và làm giải phẫu bệnh thì thấy tỷ lệ sỏi là 80%, polyp là 18,8% và u cơ tuyến là 1,3%. Kết quả này cho thấy siêu âm có độ nhạy và đặc hiệu rất cao trong chẩn đoán bệnh lý túi mật. Đây cũng là phương tiện chính giúp cho chúng tơi sàng lọc và loại trừ những bệnh nhân ác tính hoặc nghi ngờ ác tính ra khỏi nhóm nghiên cứu trước phẫu thuật.
Nghiên cứu chúng tơi có 12,5% bệnh nhân viêm túi mật cấp trên siêu âm và lâm sàng. Kết quả này phù hợp với trong mổ quan sát thấy tình trạng viêm cấp của túi mật và đã được khẳng định chẩn đốn qua kết quả giải phẫu bệnh. Có 12 (15%) bệnh nhân trên siêu âm phát hiện sỏi nằm ở vị trí vùng cổ túi mật và trong đó có 6(7,5%) viêm túi mật cấp. Những bệnh nhân này trong mổ thấy túi mật viêm cấp do sỏi kẹt cổ túi mật và gặp rất nhiều khó khăn trong q trình phẫu thuật buộc phải chuyển đổi phương pháp mổ bằng cách đặt thêm trocar để xử trí. Chính vì vậy qua kết quả siêu âm chúng ta có thể xác định được tình trạng túi mật hiện tại và lựa chọn phương pháp mổ thích hợp để tránh kéo dài thời gian phẫu thuật cũng như xảy ra các tai biến trong mổ do sự khó khăn của tình trạng bệnh.
4.1.5.2. Chụp cộng hưởng từ gan mật tụy và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng
Trong nghiên cứu của chúng tơi chỉ có 4 (5%) bệnh nhân có chụp MRI và 2 (2,5%) chụp CT-Scanner trước mổ. Trong các trường hợp này chỉ có một trường hợp chẩn đốn trước mổ là u cơ tuyến túi mật khảo sát trên siêu âm không rõ ràng nên các bác sĩ chẫn đốn hình ảnh đề nghị chụp cắt lớp vi tính để chẩn đốn và một trường hợp viêm túi mật cấp nhưng không phát hiện sỏi trên siêu âm. Những trường hợp còn lại do có giãn nhẹ ống mật chủ hoặc bilirubin tăng nên cần chụp MRI để chẩn đốn xác định có sỏi ống mật chủ kèm theo không. Điều này cũng như nhận định của các chuyên gia chẩn đốn hình ảnh khuyến cáo rằng chỉ sử dụng MRI và CT-Scanner trong những trường hợp có nghi ngờ bất thường của rốn gan và vùng đầu tụy ống mật chủ hoặc trong trường hợp nghi ngờ bệnh lý ác tính túi mật cịn trong những trường hợp thông thường chỉ cần siêu âm là đủđể chẩn đốn[118].
4.1.6. Đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân trước mổ thông qua BMI và phân lại ASA.