CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.2. Xây dựng quy trình cắt túi mật nội soi một lỗ
4.2.3. Quy trình chọn phương tiện phẫu thuật
Cắt túi mật nội soi một lỗ lần đầu tiên được Navarra thực hiện vào năm 1997 với việc sử dụng 2 trocar 10mm đặt xuyên qua rốn kết hợp với khâu treo túi mật bằng nhiều mũi chỉ và sử dụng hoàn toàn bằng dụng cụ phẫu thuật nội soi thông thường [4]. Tác giả báo cáo 30 trường hợp với thời gian mổ trung bình là 123 phút, điều này cho thấy việc ứng dụng cắt túi mật nội soi một lỗ bằng dụng cụ phẫu thuật nội soi thơng thường là khả thi. Tuy nhiên cần có những cải tiến về kỹ thuật để thao tác được thuận lợi và rút ngắn thời gian phẫu thuật. Ở giai đoạn đầu mới triển khai cắt túi mật nội soi một lỗ chúng tơi sử dụng hồn tồn bằng dụng cụ chuyên dụng của bộ phẫu thuật nội soi một lỗ với 41(51,3%) bệnh nhân. Bộ dụng cụ này có đặc điểm chỉ sử dụng một lần, giá thành cao làm tăng chi phí phẫu thuật nên ít đối tượng bệnh nhân có điều kiện tiếp cận với phẫu thuật nội soi một lỗ. Để giải quyết về bài tốn kinh tế này chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu tái sử dụng dụng cụ và thay thế dụng cụ phẫu thuật nội soi một lỗ bằng dụng cụ phẫu thuật nội soi thông thường. Trong nghiên cứu của chúng tôi có số lần tái sử dụng trung bình của SILS-Port là 5,9 lần mổ, số lần tái sử dụng trung bình của panh phẫu tích và panh mềm là 10,3 lần mổ, trong khi đó số lần tái sử dụng của kéo và móc điện
giảm đáng kể chi phí phẫu thuật nhưng vẫn chưa thể phổ biến rỗng rãi cắt túi mật nội soi một lỗđến với nhiều bệnh nhân, nên chúng tôi đã nghiên cứu sử dụng dụng cụ phẫu thuật nội soi thông thường thay thế cho bộ dụng cụ chuyên dụng phẫu thuật nội soi một lỗ và chúng tôi đã thực hiện cắt túi mật nội soi một lỗ bằng dụng cụthông thường cho 39(48,7%) bệnh nhân.