Đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân trước mổ thông qua BM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật cắt túi mật nội soi một lỗ tại bệnh viện đại học y hà nội (Trang 114 - 116)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.1. Nghiên cứu ứng dụng cắt túi mật nội soi một lỗ

4.1.6. Đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân trước mổ thông qua BM

Chỉ số BMI trung bình trong nghiên cứu của chúng tơi là 22,97 ± 2,58 kg/m2, trong đó nhỏ nhất là 17 kg/m2 và lớn nhất là 32,4 kg/m2. Theo phân

loại của tổ chức y tế thế giới [119] thì 86,3% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có chỉ số BMI ở mức độ bình thường, chỉ có 1,3% thiếu cân và 12,5% là thừa cân. So với các nghiên cứu cắt túi mật nội soi một lỗ khác tại khu vực Châu Á như nghiên cứu của Ryu Y.B tại Hàn Quốc có BMI 24,8 ± 3,8 kg/m2 [61], nghiên cứu của Wakasugi M tại Nhật Bản có BMI trung bình 24 kg/m2, nhỏ nhất là 15 kg/m2 và lớn nhất là 44 kg/m2 [80], thì chỉ số BMI trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhưng không đáng kể. Tuy nhiên khi so sánh với các nghiên cứu của các tác giả Châu Âu như Christoffersen M.W tại Đan Mạch có BMI trung bình là 27 kg/m2 [68], nghiên cứu của Deveci U tại ThổNhĩ Kỳ có chỉ số BMI trung bình là 27.90 ± 4.96 kg/m2 [71] hoặc nghiên cứu của Meillat H tại Pháp có chỉ số BMI trung bình là 26,9 kg/m2 [59] thì chỉ số BMI của nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều.

Trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi một lỗ, chỉ số BMI ngồi việc phản ảnh tình trạng thể lực của bệnh nhân thì cịn được các tác giả chú ý đến với tiên lượng thực hiện thành công của cuộc mổ cắt túi mật nội soi một lỗ. Bởi vì ở những bệnh nhân càng béo thì lớp mỡ ở vùng rốn gan, đặc biệt là trong vùng tam giác gan mật càng dày sẽ gây khó khăn cho q trình phẫu tích bộc lộống túi mật và động mạch túi mật. Trong nghiên cứu của Meillat H [59] khi so sánh về tỷ lệ chuyển đổi phương pháp mổ(đặt thêm trocar hoặc chuyển mổ mở) ở những bệnh nhân cắt túi mật nội soi một lỗ, thì tác giả thấy ở những bệnh nhân có chỉ số BMI >26,5 kg/m2 có tỷ lệ chuyển đổi phương pháp mổ lớn hơn nhóm có chỉ số BMI <26,5 kg/m2, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,02. Chính vì vậy một số các tác giả đã đưa thêm tiêu chuẩn BMI vào tiêu chuẩn chọn bệnh trong cắt túi mật nội soi một lỗ. Tác giả Lirici M.M [120] loại trừ những bệnh nhân có BMI ≥30 kg/m2, tác giả Zheng M [121] đã không chọn những bệnh nhân có BMI >28 kg/m2 để thực hiện kỹ thuật cắt túi mật nội soi một lỗ. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại đưa ra trị số BMI giới

hạn để lựa chọn bệnh nhân cắt túi mật nội soi một lỗ là rất cao như Jorgensen L.N [122] loại những bệnh nhân có BMI >35 kg/m2. Sự loại trừ bệnh nhân có chỉ số BIM như thế nào ra khỏi nhóm nghiên cứu thì vẫn chưa có sự thống nhất giữa các tác giả và thậm chí một số tác giả khơng đưa chỉ số BMI vào tiêu chuẩn để loại trừ bệnh nhân khi lựa chọn bệnh nhân cắt túi mật nội soi một lỗ [72].

Chỉ số ASA dùng đểđánh giá và phân loại bệnh nhân trước mổ về mặt gây mê hồi sức. Trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm đa số với 71,3% bệnh nhân có ASA loại I và số cịn lại 28,7% là ASA lại II, khơng có bệnh nhân nào có phân loại ASA trước mổ ≥ III. Hầu hết các nghiên cứu báo cáo về cắt túi mật nội soi một lỗ đều đề cập đến phân loại ASA bệnh nhân trước mổ và các tác giả thống nhất với nhau khơng lựa chọn những bệnh nhân có ASA > III vào trong nhóm nghiên cứu [72].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật cắt túi mật nội soi một lỗ tại bệnh viện đại học y hà nội (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)