CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
4.2. Mơ hình nghiên cứu
4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Với mục đích kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố vi mô (nội tại), yếu tố ngành và các yếu tố vĩ mô tới tăng trưởng cho vay của ngân hàng, trong đó biến phụ thuộc là tăng trưởng cho vay của NHTMCP. Dựa trên các thảo luận tại chương 2 về mối quan hệ giữa các yếu tố tới tăng trưởng cho vay, tác giả hình thành giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: Sở hữu nhà nước và tăng trưởng cho vay.
Mỗi hình thức sở hữu ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt, từ đó tác động khác nhau tới tăng trưởng cho vay. Trong khi các ngân hàng tư nhân thường xuyên cung cấp các khoản vay tiêu dùng cá nhân thì các ngân hàng nhà nước lại chú trọng trong các công tác cho vay hỗ trợ an sinh xã hội, các vùng kinh tế yếu kém. Với cùng một đối tượng, ngân hàng nhà nước có thể cho vay với lãi suất thấp hơn so với ngân hàng tư nhân. Lãi suất thấp là yếu tố cạnh tranh mạnh trong quyết định vay vốn, do đó ngân hàng nhà nước dễ dàng phát triển hơn trong cơng tác tăng trưởng cho vay. Vì vậy, hình thành giả thuyết:
Sở hữu nhà nước trong cơ cấu vốn của ngân hàng (state) tác động dương tới tăng trưởng cho vay.
Giả thuyết H2: Quy mô ngân hàng và tăng trưởng cho vay
Quy mơ ngân hàng (bank size) phản ánh tính lợi thế hoặc bất lợi kinh tế theo qui mô trên thị trường. Quy mô ngân hàng được thể hiện bằng tổng tài sản của Ngân hàng. Những ngân hàng có quy mơ nhỏ có xu hướng tăng trưởng cho vay mạnh mẽ hơn so với những ngân hàng lớn. Vì vậy, hình thành giả thuyết:
Quy mô ngân hàng (Bank size) tác động âm tới tăng trưởng cho vay.
Vốn tự có góp phần tạo nên thương hiệu và niềm tin cho khách hàng đồng thời đây là tấm đệm để Ngân hàng chống lại rủi ro thanh khoản, rủi ro phá sản, bảo vệ quyền lợi của khách hàng gửi tiền. Một ngân hàng với vốn tự có lớn sẽ có điều kiện để phát triển hoạt động cho vay nhiều hơn so với ngân hàng có tỷ lệ vốn tự có thấp. Biến đại diện cho yếu tố Vốn tự có là Hệ số vốn chủ sở hữu được tính bằng hệ số Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản là biến số độc lập để đo lường và đại diện cho chỉ số vốn tự có của Ngân hàng. Với giả định là thị trường vốn hồn hảo, ta có giả thuyết:
Hệ số vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với tăng trưởng cho vay ở các NHTMCP.
Giả thuyết H4: Lợi nhuận ngân hàng và tăng trưởng cho vay
ROA là chỉ tiêu đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng. ROA tăng cho thấy ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tạo ra uy tín cho ngân hàng trong việc tăng trưởng cho vay. Vì vậy, hình thành giả thiết:
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tác động dương tới tăng trưởng cho vay.
Giả thuyết H5: Thanh khoản ngân hàng và tăng trưởng cho vay
Thanh khoản là khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn. Trong tình trạng thanh khoản yếu, ngân hàng không thể thực hiện cho vay các hợp đồng tín dụng do khơng đủ tiền để đáp ứng các khoản vay. Vì vậy, thanh khoản thấp khiến tăng trưởng cho vay giảm và ngược lại. Khi thanh khoản của NHTM ở mức cao, ngân hàng có nguồn tiền dồi dào để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh trong đó có hoạt động cho vay, vì vậy tăng trưởng cho vay cao hơn. Dữ liệu đại diện của thanh khoản là tỷ lệ thanh khoản (Cho vay khách hàng/ Tổng tài sản). Khi tỷ lệ thanh khoản càng cao, thanh khoản của ngân hàng yếu. Do đó, hình thành giả thuyết:
Giả thuyết H6: Tỷ lệ tiền gửi và tăng trưởng cho vay
Đặc thù của các NHTMCP Việt Nam là hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động phát sinh lợi nhuận của NHTM thì việc tiền gửi tăng đồng nghĩa với việc vốn cho hoạt động cho vay sẽ dồi dào hơn. Vì vậy hình thành giả thuyết:
Tỷ lệ tiền gửi (Depositasset) tác động dương tới tăng trưởng cho vay.
Giả thuyết H7: Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng cho vay
GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể. Khi tổng sản lượng tăng thì xem như nền kinh tế đang ở xu thế phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, tăng trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo, hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra có thị trường tiêu thụ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng hiểu quả hoạt động, tái sản xuất và đầu tư, từ đó phát sinh nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều kênh trên thị trường như phát hành trái phiếu, cổ phiếu hoặc vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều đó thúc đẩy gia tăng tốc độ tăng trưởng cho vay. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế rơi vào suy thối, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ hoặc phá sản, các khoản nợ vay trước đó ở các NHTM khó có khả năng được trả đúng hạn, từ đó gây ra nợ xấu, và vì vậy dư nợ tín dụng cũng giảm.
Tăng trưởng kinh tế (GDP Growth) tác động cùng chiều tới tăng trưởng cho vay.
Giả thuyết H8: Lạm phát và tăng trưởng cho vay
Lạm phát tăng cao là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng nóng, cung tiền trong nền kinh tế đang dư thừa, đồng tiền nội địa mất giá, người dân găm giữ tiền, tài sản thay vì gửi vào ngân hàng. Vì vậy, huy động vốn trong thời kỳ lạm phát cao khó khăn hơn nhiều so với thời kỳ lạm phát thấp, dẫn tới nguồn vốn dành cho hoạt động cho vay trở nên đắt đỏ. Thêm vào đó giá cả hàng hóa trong nền kinh tế
tăng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giảm hiệu quả vì chi phí đầu vào q lớn, nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp giảm. Cả nguồn cung cho vay lẫn cầu cho vay đều có xu hướng giảm khi lạm phát tăng. Vì vậy ta có giả thuyết:
Lạm phát tác động ngược chiều đến tăng trưởng cho vay của các NHTM.
Giả thuyết H9: Cạnh tranh ngân hàng và tăng trưởng cho vay
Chỉ số HHI được sử dụng để đo lường quy mô của ngân hàng trong mối tương quan ngành và là một chỉ báo về mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trong ngành. Một khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hệ thống tăng lên, thị phần cho vay của các ngân hàng sẽ bị thu nhỏ lại. Đặc biệt, khi thị trường ngân hàng diễn ra những thương vụ mua bán sát nhập (M&A), hình thành một số ngân hàng có quy mơ lớn về tổng tài sản cũng như thị phần huy động và cho vay, thị phần cho vay của các ngân hàng có sự cạnh tranh kém hơn bị chia sẻ, dẫn đến giảm tăng trưởng cho vay. Với giả định hệ thống ngân hàng bao gồm 25 ngân hàng là các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, chỉ số cạnh tranh của 25 ngân hàng này được đại diện cho chỉ số cạnh tranh tồn ngành. Tác giả hình thành giả thuyết:
Sự cạnh tranh của các ngân hàng (HHI) tác động âm tới tăng trưởng cho vay.
Giả thuyết H10: Khủng hoảng tài chính và tăng trưởng cho vay
Khủng hoảng tài chính là yếu tố khách quan tác động đến mọi hoạt động trong thị trường tài chính tiền tệ nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại nói riêng. Theo những phân tích tại chương 2, tác giả hình thành giả thuyết:
Khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009 (crisis) tác động ngược chiều tới tăng trưởng cho vay tại các NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.