Tóm tắt các kết quả chính của đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 79 - 80)

CHƯƠNG 5 :KẾT LUẬN

5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài

Trong bài nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của NHTMCP, bên cạnh đó tác giả tiếp tục kiểm định sự tác động đó xét trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008- 2009, trả lời cho câu hỏi: Những yếu tố nào tác động đến tăng trưởng cho vay của các NHTMCP tại Việt Nam? Và Liệu rằng cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 có làm biến đổi sự tác động của các yếu tố đó đến tăng trưởng cho vay hay không? Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình OLS tổng thể để kiểm định các yếu tố tác động đến tăng trưởng cho vay, mơ hình tác động cố định (Fixed effects model) và tác động ngẫu nhiên (Random effects model). Tiếp tục tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu - FGLS để kiểm sốt vấn đề phương sai thay đổi, tự tương quan sau đó phương pháp moment tổng quát – GMM. Việc sử dụng mơ hình GMM sẽ cho phép khắc phục cả vi phạm tự tương quan, phương sai thay đổi và biến nội sinh nên kết quả ước lượng lúc này sẽ không chệch, vững và hiệu quả nhất sử dụng các biến công cụ để kiểm sốt vấn đề nội sinh. Quan trọng hơn, khơng như những nghiên cứu khác, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp hồi quy OLS, hồi quy các tác động cố định với phương pháp ước lượng sai số của Driscoll và Kraay (SCC Pooled, SCC FEM) cho toàn bộ dữ liệu bảng từ 25 NHTMCP trong giai đoạn 2006-2015, với kỳ quan sát tính theo năm. Điều chỉnh ước lượng sai số chuẩn theo cách này đảm bảo rằng các ước lượng ma trận hiệp phương sai là phù hợp, độc lập với chiều tương quan chéo của dữ liệu, kiểm soát được tất cả các vấn đề như tương quan phụ thuộc chéo, phương sai thay

Nhìn chung, kết quả hồi quy cho thấy sự tác động của các yếu tố được phân tích tới tăng trưởng cho vay là khác nhau và được tập trung thành ba nhóm i) Nhóm các yếu tố tác động cùng chiều, ii) Nhóm các yếu tố tác động ngược chiều và iii) Và nhóm các yếu tố khơng có giá trị giải thích cho sự tăng trưởng cho vay. Cụ thể, nhóm các yếu tố tác động cùng chiều gồm: tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng. Nhóm các yếu tố tác động ngược chiều gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, lạm phát, khả năng thanh khoản và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Nhóm các yếu tố khơng có giá trị giải thích cho tăng trưởng cho vay gồm: vốn tự có, cơ cấu sở hữu ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả tìm thấy bằng chứng không đồng nhất cho thấy khủng hoảng kinh tế thế giới có tác động đến tăng trưởng cho vay của các NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, kết quả không phù hợp với Ivashina và Schafstein (2010), do mức độ hội nhập của thị trường tài chính Việt Nam trong nền kinh tế thế giới còn chưa sâu rộng, nên dẫn tới sự khác biệt khi so sánh kết quả kiểm định với nghiên cứu trước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)