Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.2. Trình bày và phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu

3.2.3. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế

Một trong những yếu tố quan trọng có tác động lớn đến tăng trưởng cho vay trong giai đoạn 2006- 2015 đó chính là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Sau một thời gian dài phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế và sức mua giảm sút, nhiều doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động cầm chừng. Các doanh nghiệp trở nên vô cùng thận trọng trong việc vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, họ thường tận dụng nguồn vốn tự có và tiết kiệm chi phí sản xuất hơn là tiếp cận tới ngân hàng để vay vốn.

Tình hình hoạt động của các DN được phân hóa thành ba nhóm rõ rệt. Nhóm thứ nhất gồm các DN hoạt động sản xuất - kinh doanh hiệu quả, luôn được ngân hàng tiếp cận cho vay vốn với lãi suất cho vay hấp dẫn nhưng các DN này lại chưa có nhu cầu sử dụng vốn vay, mà chủ yếu tận dụng nguồn vốn tự có để tiết kiệm chi phí trước tình hình sức mua của thị trường cịn chậm. Nhóm thứ hai gồm những DN đã vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng và đang cố gắng để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Các DN này có nhu cầu vay vốn và có điều kiện để tiếp cận vốn vay, do nợ xấu khơng nhiều, nhưng lại gặp khó về đầu ra của sản phẩm. Vì thế, các DN này chưa thực sự muốn tiếp cận vay vốn ngân hàng để mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhóm DN còn lại gồm những DN có nợ xấu cao, nên dù có nhu cầu vay vốn và có dự án kinh doanh, song các ngân hàng vẫn rất thận trọng khi cho vay, vì lo ngại rủi ro. Vì vậy, tăng trưởng cho vay vẫn rất chậm cho dù lãi suất đã được điều chỉnh giảm.

Doanh nghiệp vẫn chưa thực sự muốn tiếp cận cho vay ngân hàng một phần là do sức mua trong nước chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 24%, năm 2012 chỉ tăng 16%, năm 2013, chỉ tiêu này chỉ

tăng hơn 12% và năm 2014 chỉ tăng 10,6%. Tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thấp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp trong nước dẫn đến việc làm và thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn bất chấp các nỗ lực đẩy mạnh cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng. Như vậy, người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm do thu nhập bị ảnh hưởng; doanh nghiệp ứ đọng hàng hóa tồn kho do sức mua thấp dẫn đến giảm nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất.

Về khu vực NHTM, do không thể giảm được mặt bằng lãi suất cho vay cũng như nhiều điều kiện vay vốn đặt ra nên khơng thể cấp vốn được cho nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Hệ quả là những doanh nghiệp này buộc phải đóng cửa, cắt giảm tiền lương và nhân công. Những vấn đề này tạo ra một vòng luẩn quẩn giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữa doanh nghiệp và ngân hàng, giữa ngân hàng với người tiêu dùng. Trong khi Chính phủ cũng đang đau đầu với bài tốn kích cầu cho nền kinh tế nhưng lại bị ràng buộc bởi tỉ lệ nợ công trên GDP đang ở mức cao và thâm hụt ngân sách vẫn triền miên từ năm này sang năm khác.

Diễn đàn về kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp đã đưa ra nhận định, năng lực hấp thụ vốn của các doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng báo động, vì phần lớn dư nợ cho vay giải ngân theo thừa nhận của các doanh nghiệp là chủ yếu giải ngân để trả nợ cũ hoặc để đảo nợ, làm cho tổng dư nợ vẫn dao động xoay quanh mức cũ qua đó thể hiện rất rõ sức ỳ của nền kinh tế. Do đó có thể thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nếu suy yếu sẽ tác động rất lớn đến thị trường hàng hóa, dịch vụ. Thị trường vốn sẽ bị ứ đọng, khơng tìm được nhiều khách hàng đủ điều kiện hấp thụ vốn mới hiệu quả và an tồn để các Ngân hàng có thể bán vốn, qua đó sẽ đẩy nền kinh tế vào trạng thái thừa vốn, thừa hàng và thiếu tiền.

Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của Ngân hàng nhà nước, cần có sự tham gia và hỗ trợ của một số bộ, ngành khác, kể cả trong việc kích cầu đầu tư vào những cơng trình thiết yếu khác, qua đó làm tăng chi tiêu và nhu cầu sức mua của nền kinh tế, tạo ra vịng tuần hồn tác động trở lại đến tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)