Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 80 - 82)

CHƯƠNG 5 :KẾT LUẬN

5.2. Một số khuyến nghị

Từ những phân tích kết quả nghiên cứu ở Chương 4 về sự tác động của các yếu tố tới tăng trưởng cho vay của NHTMCP tại Việt Nam, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị tới nhà quản trị ngân hàng nhằm tăng trưởng cho vay trong thời gian tới như sau:

Do có vai trị quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng cho vay của ngân hàng, khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho vay của ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất trong nền kinh tế và ngược lại. Yếu tố tăng trưởng kinh tế là yếu tố vĩ mơ mang tính chu kỳ kinh tế nên cần được các nhà quản trị ngân hàng cần theo dõi và xem xét một cách đặc biệt khi đưa ra các quyết định về chính sách tăng trưởng cho vay.

Tương tự, yếu tố lợi nhuận góp phần quan trọng trong tăng trưởng cho vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ tăng trưởng cho vay cao tương ứng và ngược lại. Như vậy nhà quản trị ngân hàng cần nâng cao hiệu quả sử

dụng lợi nhuận giữ lại, nhằm tăng trưởng về giá trị cũng như sự an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Yếu tố quy mơ ngân hàng có tác động ngược chiều với tăng trưởng cho vay. Do vậy, việc các nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu của những ngân hàng có quy mơ lớn để tìm kiếm tỷ suất sinh lợi cao khơng phải ln ln đúng, mà cần có những phân tích chun sâu đối với ngân hàng đó. Về phía các nhà quản trị ngân hàng, cần tập trung nguồn lực cho khả năng sinh lợi bền vững của mình trong hoạt động kinh doanh cốt lõi thay vì chạy đua mở rộng quy mơ ngân hàng bằng những đầu tư vượt quá tầm kiểm soát.

Yếu tố tỷ lệ tiền gửi được thể hiện bằng tỷ số tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với tăng trưởng cho vay. Ngân hàng huy động vốn để cho vay, tuy nhiên, các nhà quản trị không nhất thiết phải huy động vốn bằng mọi cách, vì chi phí trả lãi tiền gửi đơi khi sẽ trở thành gánh nặng chi phí của ngân hàng. Mà quan trọng là phát triển theo định hướng, mục tiêu của ngân hàng.

Yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng là yếu tố có tính giải thích cao, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa sự cạnh tranh và tăng trưởng cho vay. Trước xu hướng của quá trình M&A dẫn tới hình thành một số ngân hàng vừa có quy mơ lớn về tổng tài sản cũng như thị phần huy động, thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong hệ thống. Nếu không nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình, thì thị phần cho vay của ngân hàng sẽ ngày càng bị thu hẹp. Đó là câu hỏi dành cho các nhà quản trị ngân hàng.

Yếu tố lạm phát có tác động ngược chiều đến tăng trưởng cho vay. Như vậy các nhà quản trị ngân hàng cần lưu ý đến công tác dự báo để có được bức tranh lạm phát được dự báo kịp thời và có những điều chỉnh linh hoạt, đúng đắn sẽ góp phần giữ vững và nâng cao hơn nữa tăng trưởng cho vay.

Cuối cùng, các quyết định về quản trị và đầu tư phải dựa trên cơ sở tổng hòa các yếu tố chứ không chỉ dựa trên một yếu tố cá biệt nào. Các khuyến nghị trên đây,

được rút ra từ nghiên cứu mang tính thực nghiệm các dữ liệu quá khứ trong ngành Ngân hàng Việt Nam, do đó sẽ là thơng tin tham khảo đáng tin cậy cho các nhà đầu tư và các nhà quản trị ngân hàng cũng như các nhà hoạch định chính sách trong q trình phân tích trước khi đưa ra quyết định của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)