Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 5 :KẾT LUẬN

5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh các vấn đề được nghiên cứu trong bài, luận văn đã cố gắng thực hiện với phạm vi và dữ liệu tối đa trong khả năng của mình. Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan và chủ quan bài viết còn tồn tại một số hạn chế. Trước hết, đề tài sử dụng bộ dữ liệu có kích thước mẫu là 248 quan sát của 25 NHTMCP tại Việt Nam trong 10 năm từ 2006-2015. Đây là số lượng quan sát khá ít so với các nghiên cứu trước đây trên thế giới, ví dụ trong bài nghiên cứu: “Bank ownership and lending patterns during the 2008–2009 financial crisis: Evidence from Latin America and Eastern Europe” được tiến hành trên 403 ngân hàng thuộc 14 quốc gia của hai khu vực Đông Âu và Châu Mỹ Latin trong giai đoạn 2004-2009 với 2418 quan sát. Mẫu quan sát cịn hạn chế có thể dẫn đến kết quả hồi quy từ mơ hình chưa thể giải thích hết hoặc khơng tìm thấy được bằng chứng có ý nghĩa thống kê chứng minh sự tác động của các yếu tố tới tăng trưởng cho vay. Thứ nữa, xét về tính chất sở hữu ngân hàng, bài viết chưa đề cập đến ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Do đó, đề tài chưa thực hiện được việc so sánh mức độ tác động của các loại hình sở hữu ngân hàng đến tăng trưởng cho vay.

Từ những giới hạn nêu trên tác giả xin đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo để nâng cao ý tưởng đề tài. Trước hết, bài nghiên cứu sẽ mở rộng cỡ mẫu quan sát mà cụ thể là tăng số lượng ngân hàng được chọn nghiên cứu. Tiếp nữa, đề tài sẽ quan sát thêm các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngồi, vì sự tham gia của yếu tố nước ngoài trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng sâu rộng, việc phân loại nghiên cứu tính chất sở hữu (ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài) để thấy được sự tác động của yếu tố này tới tăng trưởng cho vay là cần thiết. Bên cạnh đó, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các yếu tố định

lượng, mà chưa xem xét tới các yếu tố định tính, ví dụ như năng suất lao động của nhân viên tín dụng, quy trình thủ tục cho vay hoặc nợ xấu… ảnh hưởng như thế nào tới tăng trưởng cho vay. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ mở rộng hoặc tập trung vào các yếu tố vừa nêu. Nghiên cứu sâu hơn có thể cung cấp những thơng tin hữu ích hay những khuyến nghị sát thực hơn cho các nhà quản trị để đưa ra những chiến lược phù hợp nhất để thúc đẩy tăng trưởng cho vay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13

2. Nguyễn Thế Bính, 2015, Tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại

Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển và hội nhập.

3. Phạm Toàn Thiện, 2009, Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ:

Bài học và một số kiến nghị, Hà nội, Tạp chí khoa học ĐHQG, Kinh tế và kinh doanh.

4. Rudolf Duttweiler (2010), Quản lý thanh khoản trong ngân hàng, dịch từ

tiếng Anh, Người dịch: Thanh Hằng, Nhà xuất bản tổng hợp TP. HCM. 5. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2011),Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng

thương mại,Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh.

6. Trần Huy Hồng, 2011, Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Lao động xã hội.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Adams, R. M., & Amel, D. F., 2005. The effects of local banking market structure on the bank-lending channel of monetary policy. Research and

Statistics, Washington DC.

2. Arellano, M., & Bover, O., 1995. Another look at the instrumental variable

estimation of error-components models. Journal of econometrics, 68(1), pp

29-51.

3. Aspachs, O., Nier, E. W., & Tiesset, M. (2005). LiquidityRatio, banking regulation and the macroeconomy. Bank of England working paper.

4. Baltagi, B., 2008. Econometric analysis of panel data. John Wiley & Sons 5. Berger, A. N., Miller, N. H., Petersen, M. A., Rajan, R. G., & Stein, J. C.,

practices of large and small banks. Journal of Financial economics, 76(2), pp

237-269.

6. Bikker, J. A., & Hu, H., 2002. Cyclical patterns in profits, provisioning and lending of banks and procyclicality of the new Basel capital requirements.

Banca Nazionale del Lavoro Quarterly Review, 55(221), pp 143.

7. Blundell, R., & Bond, S., 1998. Initial conditions and moment restrictions in

dynamic panel data models. Journal of econometrics, 87(1), pp115-143.

8. Cull, R., & Peria, M. S. M., 2013. Bank ownership and lending patterns during the 2008–2009 financial crisis: evidence from Latin America and Eastern Europe. Journal of Banking & Finance, 37(12), pp 4861-4878.

9. David Guilkey, Generalized Methods of Moments (GMM) Estimation with Applications using STATA

10. Diamond, D. W., & Dybvig, P. H., 1983. Bank runs, Depositasset insurance,

and LiquidityRatio. The journal of political economy, pp 401-419.

11. Diamond, D. W., & Rajan, R. G., 2005. LiquidityRatio shortages and banking crises. The Journal of finance, 60(2), pp 615-647.

12. Driscoll, J. C., & Kraay, A. C., 1998. Consistent covariance matrix estimation with spatially dependent panel data. Review of economics and

statistics, 80(4), pp 549-560.

13. Gans, J., King, S., Stonecash, R., & Mankiw, N. G., 2011. Principles of

economics, 5th edition. Cengage Learning.

14. Guo, K., & Stepanyan, V. (2011). Determinants of bank credit in emerging market economies. IMF Working Papers, pp 1-20.

15. Hoechle, D., 2007. Robust standard errors for panel regressions with cross-

sectional dependence. Stata Journal, 7(3), 281.

16. Ivashina, V., & Scharfstein, D. 2010. Bank lending during the financial crisis

of 2008. Journal of Financial economics, 97(3), pp 319-338.

17. Kindleberger C.P. and Aliber R.Z., 2005, Manias, Panics, and Crashes A History of Financial Crise, 5th, New Jersey, John Wiley & Sons, Inc.

18. Meral, G., 2015. The Effect of Bank Size and Bank Capital on the Bank Lending Channel for Turkish Banks. American Scientific Research Journal

for Engineering, Technology, and Sciences (ASRJETS), 12(1), pp 1-28. 19. Roodman, D., 2006. How to do xtabond2: An introduction to difference and

system GMM in Stata. Center for Global Development working paper, pp 103.

20. Rose, P. S., 2002. Commercial bank management. McGraw-Hill/Irwin. 21. Sapienza, P., 2004. The effects of government ownership on bank lending.

Journal of financial economics, 72(2), pp 357-384.

22. Uchida, H., Udell, G. F., & Watanabe, W., 2008. Bank size and lending relationships in Japan. Journal of the Japanese and international Economies,

22(2), pp 242-267.

23. Vale, B., 2011. Effects of higher Equityasset on a bank’s total funding costs

and lending. Norges Bank: Staff Memo, 10, pp 1-15.

Website tham khảo

 Trang web của Sở Giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh

http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/Chungkhoan.aspx  Trang web của Ngân hàng thế giới: http://data.worldbank.org/

 Các trang web tham khảo khác

http://www.sbv.gov.vn/ https://www.gso.gov.vn/ http://www.chinhphu.vn/ http://vietstock.vn/ http://s.cafef.vn/du-lieu.chn https://voer.edu.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)