Thực trạng tăng trưởng cho vay ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.2. Trình bày và phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu

3.2.2. Thực trạng tăng trưởng cho vay ngân hàng

Để phân tích thực trạng cho vay của các NHTM, tác giả sử dụng số liệu dư nợ cho vay khách hàng của các NHTM được chọn trong mẫu nghiên cứu trong thời gian từ 2006-2015. Dư nợ cho vay bình quân của các NHTM Việt Nam và tốc độ tăng trưởng cho vay được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Dư nợ cho vay bình quân và tăng trưởng cho vay của các NHTM

Năm Dư nợ cho vay bình quân (triệu đồng) Tăng trưởng cho vay (%) Tăng trưởng GDP (%) 2006 14,402,509.40 24.33 6.98 2007 22,963,745.33 59.44 7.13 2008 26,508,417.91 15.44 5.66 2009 37,987,726.47 43.3 5.4 2010 51,297,253.85 35.04 6.42 2011 60,611,815.82 18.16 6.24 2012 68,699,687.56 13.34 5.25 2013 78,688,958.65 14.54 5.42 2014 92,380,129.00 17.4 5.98 2015 127,116,774.35 37.6 6.68

Nguồn: Số liệu tác giả thống kê dựa trên Báo cáo thường niên của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu từ năm 2006-2015

Biểu đồ 3.1: Diễn biến tỷ lệ tăng trưởng cho vay của các NHTM Việt Nam và tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm 2006-2015

Nguồn: Số liệu tác giả thống kê dựa trên Báo cáo thường niên của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu từ năm 2006-2015

Biểu đồ trên cho thấy diễn biến tăng trưởng cho vay của các NHTM so sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian từ 2006 – 2015. Trong giai đoạn này, năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng cho vay cao nhất với tỷ lệ 59.44% dư nợ cho vay tăng từ 14,402 ngàn tỷ đồng lên 22,963 ngàn tỷ đồng tương ứng với tăng trưởng kinh tế 7.13%, tốc độ tăng trưởng dư nợ cao gấp 8 lần so với tăng trưởng kinh tế. Thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng, trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khốn và tín dụng tiêu dùng. Đây là năm đỉnh điểm của tăng trưởng nóng, cũng là năm thịnh vượng sau cùng của tăng trưởng cho vay trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008- 2009.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009 diễn ra, theo đánh giá của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có mối liên hệ

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng trưởng cho vay (%) 24.33 59.44 15.44 43.3 35.04 18.16 13.34 14.54 17.4 37.6 Tăng trưởng GDP (%) 6.98 7.13 5.66 5.4 6.42 6.24 5.25 5.42 5.98 6.68 0 10 20 30 40 50 60 70

trực tiếp với thị trường tài chính thế giới nên mức độ ảnh hưởng khơng lớn. Nhưng ít nhiều ảnh hưởng tới tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và tăng trưởng cho vay của các NHTM ở Việt Nam nói riêng. Đi cùng với việc suy giảm trong kinh tế (tăng trưởng GDP giảm từ 7.13% xuống 5.66%), tỷ lệ tăng trưởng cho vay năm 2008 chạm đáy, tăng trưởng cho vay khách hàng giảm sâu từ 59.44% xuống chỉ cịn 15.44%. Chính sách thắt chặt tiền tệ và khó khăn thanh khoản trong nửa đầu năm là nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều ngân hàng buộc phải siết chặt cơng tác tín dụng. Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng, các ngân hàng thận trọng trong quyết định cho vay; mặt khác lãi suất cho vay quá cao cũng là một rào cản đối với các nhu cầu.

Sau khủng hoảng tài chính tế giới 2008-2009, nền kinh tế đã dần phục hồi dù không thể đạt tới mức tăng trưởng nóng như những năm trước khủng hoảng nhưng mức tăng đều và bền vững hơn. Xét về tăng trưởng cho vay của các NHTM, tốc độ tăng trưởng cho vay giảm tương đối trong những năm 2008 – 2012. Thực trạng có thể được lý giải bởi sự thận trọng của các ngân hàng trong quản lý thanh khoản. Những năm gần đây (2013-2015), tỷ lệ này đã có những khởi sắc, tăng trưởng cho vay tăng đều. Tỷ lệ tăng trưởng cho vay/tăng trưởng GDP giữ ở mức 3-4 lần. Mặt bằng lãi suất thấp cùng với nền kinh tế hồi phục giúp hoạt động cho vay khách hàng tăng trưởng cao hơn. Các ngành có tăng trưởng cho vay mạnh nhất là dịch vụ (ngồi thương mại, viễn thơng), nông – lâm- thủy sản và xây dựng. Hoạt động cấp tín dụng mua nhà ở và ô tô diễn ra sôi động và được hầu hết NHTM triển khai với nhiều sản phẩm đa dạng.

Các nghiên cứu về tài chính – ngân hàng đều cho thấy vai trị quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế, mà cụ thể hơn là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng mỗi năm. Tỷ lệ này ảnh hưởng trực tiếp đến các biến số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là GDP, lãi suất và lạm phát. Do đó, đầu năm 2012, tại Chỉ thị số 01/2012/CT-NHNN, ngày 13/02/2012 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và

đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho 4 nhóm NHTM có phân biệt dựa trên chất lượng, trực tiếp là tỷ lệ nợ xấu của từng ngân hàng. Cụ thể: nhóm 1 tối đa là 17%; nhóm 2 tối đa là 15%; nhóm 3 tối đa là 8% và nhóm 4: 0% (khơng được tăng trưởng tín dụng). Sau đó, NHNN đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu cho 36 tổ chức tín dụng có điều kiện thực tế mở rộng cho vay an toàn; đồng thời, vẫn khống chế HMTD trong lĩnh vực phi sản xuất là 16%. Kết quả là năm 2012, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế chỉ tăng được 8,91%, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra. HMTD là một công cụ trực tiếp điều tiết lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương có thể kiểm sốt khá chặt chẽ tổng lượng tiền cung ứng. Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu lực.

Bảng 3.2: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo từng năm của NHNN

Chỉ tiêu Tăng trưởng tín dụng (%) Tăng trưởng GDP (%) 2006 21.4 8.23 2007 53.89 8.46 2008 23.38 6.31 2009 37.53 5.32 2010 31.19 6.78 2011 14.4 6.24 2012 8.85 5.25 2013 12.51 5.42 2014 12-14 5.98 2015 18-20 6.68

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam và Báo cáo của Ngân hàng nhà nước

So sánh hạn mức tăng trưởng tín dụng mà NHNN đặt ra và tăng trưởng cho vay thực tế hệ thống ngân hàng đạt được trong các năm 2012-2015 có thể cho thấy các NHTM đã vượt xa hạn mức tăng trưởng kế hoạch. Ví dụ trong 9 tháng đầu năm

2015, hàng loạt ngân hàng đã hồn thành và vượt hạn mức tín dụng mà NHNN đã đề ra trong năm 2015 là tăng trưởng 18-20% như SHB, Sacombank, BIDV…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)