Nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 45)

Năm Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) 2006 12 2007 15 2008 2.17 2009 2.05 2010 2.16 2011 3.43 2012 6 2013 9 2014 4.7 2015 2.5

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015

Nợ xấu cao trở thành lực cản lớn đối với việc mở rộng cho vay. Các khoản nợ xấu tăng cao buộc các TCTD phải tập trung rà soát, thực hiện các phương án xử lý nợ xấu thay vì tập trung mở rộng cho vay như các thời kỳ trước đây. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế Việt Nam chưa được cải thiện, hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn ứ đọng, thị trường bất động sản gần như đóng băng hồn tồn nên việc xử lý, thu hồi

các khoản nợ xấu là rất khó khăn. Tỉ lệ nợ xấu cao buộc các tổ chức tín dụng phải tiến hành xử lý nợ xấu và tài sản thu hồi nợ cũng như thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Hệ quả là các tổ chức tín dụng thay vì tăng cấp cho vay cho khu vực doanh nghiệp, đã tìm đến kênh trái phiếu chính phủ ngay cả khi mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ lãi vay trung bình cho doanh nghiệp.

Vấn đề đặt ra là trong khi nợ xấu tăng cao, cho vay lại tăng trưởng thấp dẫn đến nền kinh tế bị ngưng trệ. Xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống NHTM đặt ra nhiều thách thức cả về nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và thách thức về tội phạm tài chính trong hoạt động của NHTM. Trong đó, thách thức trực tiếp là những rủi ro từ môi trường kinh tế vĩ mơ cịn chưa thật ổn định vững chắc, lạm phát có nguy cơ bùng phát trở lại, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh giúp cho NHTM xử lý nhanh nợ xấu, nhưng rủi ro lớn cho hoạt động cho vay cịn thể hiện ở việc tiếp cận thơng tin doanh nghiệp, thông tin chưa minh bạch và đánh giá xếp hạng doanh nghiệp chưa theo thông lệ. Đến từ bên trong ngân hàng, nợ xấu tín dụng đến từ rủi ro tác nghiệp mà đáng để là từ đạo đức của cán bộ luôn là thách thức nội tại lớn nhất cần vượt qua của chính NHTM.

3.3. Tóm tắt chương

Qua chương 3, tác giả đã dựng lại bối cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2015. Trên nền bối cảnh đó, tác giả tiếp tục phân tích thực trạng tăng trưởng cho vay của các NHTMCP ở Việt Nam. Giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2006-2007, cho vay ngân hàng tăng trưởng bùng nổ với tốc độ tăng trưởng cao nhất (46, 85%) trong cả giai đoạn nghiên cứu. Bước sang năm 2008 nhiều biến động, nền kinh tế suy giảm, cho vay khách hàng không mấy lạc quan, tốc độ tăng trưởng giảm sâu so với năm 2007. Sau khủng hoảng tài chính tế giới 2008-2009, nền kinh tế đã dần phục hồi, tăng trưởng cho vay giảm tương đối so với giai đoạn trước khủng hoảng bởi sự thận trọng trong quản lý thanh khoản. Những năm gần đây, cho vay khách hàng có nhiều nét khởi sắc, tốc độ tăng trưởng đều và

bền vững hơn. Chính sách tiền tệ được NHNN điều chỉnh linh hoạt, phù hợp theo định hướng phát triển của từng thời kỳ, giúp cho nền kinh tế có khả năng hấp thụ được nhiều vốn hơn, bên cạnh đó, chất lượng tín dụng cũng trở nên lạc quan hơn trước thể hiện qua việc giảm chỉ tiêu nợ xấu của các NHTM theo từng năm.

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Giới thiệu chương

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cũng như trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra tại Chương 1 của đề tài. Trong chương này, tác giả giới thiệu phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định sự tác động của các yếu tố được nhắc đến trong Chương 2 đến tăng trưởng cho vay. Bên cạnh đó, tác giả trình bày đặc điểm của dữ liệu, cách xử lý cũng như cho thấy sự phù hợp của dữ liệu nghiên cứu trong mơ hình. Cuối cùng, tác giả trình bày về kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu. Việc thảo luận kết quả có so sánh với các nghiên cứu trước và thực trạng tại Việt Nam trong thời gian qua.

4.2. Mơ hình nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu “Bank ownership and lending patterns during the 2008–2009

financial crisis: Evidence from Latin America and Eastern Europe” của Cull và Peria được thực hiện năm 2013 không chỉ nghiên cứu yếu tố về sở hữu ngân hàng mà còn thu thập dữ liệu về quy mô ngân hàng, vốn tự có, tính thanh khoản, lợi nhuận và cấu trúc vốn để nghiên cứu tác động của các yếu tố tới tăng trưởng cho vay ngân hàng, tác giả kiểm định sự tác động trong mối quan hệ với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, từ đó đưa ra so sánh mức độ tác động tới cho vay trong hai giai đoạn trước và sau khủng hoảng khác nhau như thế nào. Tinh thần của bài nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trong luận văn, nên tác giả đã dựa vào mơ hình thực nghiệm của Cull và Peria (2013) để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến tăng trưởng cho vay của các NHTMCP Việt Nam.

4.2.1. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm

∆Loan Growth,

= α + α State, + α Bank size, + α Equityasset , + α ROA, + α LiquidityRatio, + α Depositasset , + α GDP Growth

Trong đó:

∆ ℎ, : Biến phụ thuộc thể hiện tốc độ tăng trưởng cho vay của ngân hàng i trong năm tài chính t.

: Hệ số chặn.

State: Biến độc lập thể hiện cơ cấu sở hữu ngân hàng nhà nước, biến có giá trị bằng

1 đối với ngân hàng TMCP có vốn điều lệ mà cổ đông là NHNN nắm giữ trên 50% cổ phần. Biến có giá trị bằng 0 đối với các ngân hàng còn lại.

, : Biến độc lập thể hiện quy mô của ngân hàng i trong năm tài chính t.

, : Biến độc lập thể hiện quy mơ vốn tự có của ngân hàng i, trong năm tài chính t.

, : Biến độc lập thể hiện lợi nhuận của ngân hàng i, trong năm tài chính t.

, : Biến độc lập thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng i, trong năm tài chính t.

, : Biến độc lập thể hiện tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi trên tổng tài sản

của ngân hàng i, trong năm tài chính t.

ℎ: Biến độc lập thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm i.

: Biến độc lập thể hiện lạm phát của nền kinh tế năm i.

: Biến độc lập đo lường mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trong mẫu. : Biến giả định nghĩa khủng hoảng. Biến có giá trị bằng 1 trong hai năm 2008

và 2009, biến có giá trị bằng 0 trong những năm còn lại.

4.1: Tổng hợp các biến dùng trong mơ hình thực nghiệm

Số thứ tự Tên biến Cách tính Các chỉ tiêu dùng để tính tốn

1 Loan Growth ℎ ℎá ℎ ℎà ă (1) − ℎ ℎá ℎ ℎà ă −

ℎ ℎá ℎ ℎà ă − 1

-(1): Mục A.VI- BCĐKTHN

2 Bank size Ln [Tổng tài sản (2)] -(2):Tổng TS có- BCĐKTHN

3 Equityasset ố ℎủ ở ℎữ (3) ổ à ả (2) -(3): Mục B.VIII-BCĐKTHN 4 ROA ợ ℎ ậ ℎ ế(4) ổ à ả (2) -(4):MụcXIII-BCKQHDKDHN 5 LiquidityRaio ℎ ℎá ℎ ℎà (1) ổ à ả (2) 6 Depositasset ề ử ủ ℎá ℎ ℎà (5) ổ à ả (2) -(5): Mục B.III- BCDKTHN

Growth chỉ số phát triển quốc gia của Ngân hàng thế giới (The Worldbank)

8 Inflation

Inflation rate in year 2 = x 100

Dữ liệu được lấy từ báo cáo các chỉ số phát triển quốc gia của Ngân hàng thế giới (The Worldbank)

9 HHI HHI = ∑

Trong đó: Si: Thị phần (theo chỉ tiêu Cho vay khách

hàng) của ngân hàng thứ i.

n: Số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.

10 State Biến có giá trị bằng 1 đối với ngân hàng TMCP có vốn điều

lệ mà cổ đơng là NHNN nắm giữ trên 50% cổ phần. Biến có giá trị bằng 0 đối với các ngân hàng còn lại.

11 Crisis Biến có giá trị bằng 1 trong hai năm 2008 và 2009

4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Với mục đích kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố vi mô (nội tại), yếu tố ngành và các yếu tố vĩ mô tới tăng trưởng cho vay của ngân hàng, trong đó biến phụ thuộc là tăng trưởng cho vay của NHTMCP. Dựa trên các thảo luận tại chương 2 về mối quan hệ giữa các yếu tố tới tăng trưởng cho vay, tác giả hình thành giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Sở hữu nhà nước và tăng trưởng cho vay.

Mỗi hình thức sở hữu ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt, từ đó tác động khác nhau tới tăng trưởng cho vay. Trong khi các ngân hàng tư nhân thường xuyên cung cấp các khoản vay tiêu dùng cá nhân thì các ngân hàng nhà nước lại chú trọng trong các công tác cho vay hỗ trợ an sinh xã hội, các vùng kinh tế yếu kém. Với cùng một đối tượng, ngân hàng nhà nước có thể cho vay với lãi suất thấp hơn so với ngân hàng tư nhân. Lãi suất thấp là yếu tố cạnh tranh mạnh trong quyết định vay vốn, do đó ngân hàng nhà nước dễ dàng phát triển hơn trong cơng tác tăng trưởng cho vay. Vì vậy, hình thành giả thuyết:

Sở hữu nhà nước trong cơ cấu vốn của ngân hàng (state) tác động dương tới tăng trưởng cho vay.

Giả thuyết H2: Quy mô ngân hàng và tăng trưởng cho vay

Quy mơ ngân hàng (bank size) phản ánh tính lợi thế hoặc bất lợi kinh tế theo qui mô trên thị trường. Quy mô ngân hàng được thể hiện bằng tổng tài sản của Ngân hàng. Những ngân hàng có quy mơ nhỏ có xu hướng tăng trưởng cho vay mạnh mẽ hơn so với những ngân hàng lớn. Vì vậy, hình thành giả thuyết:

Quy mô ngân hàng (Bank size) tác động âm tới tăng trưởng cho vay.

Vốn tự có góp phần tạo nên thương hiệu và niềm tin cho khách hàng đồng thời đây là tấm đệm để Ngân hàng chống lại rủi ro thanh khoản, rủi ro phá sản, bảo vệ quyền lợi của khách hàng gửi tiền. Một ngân hàng với vốn tự có lớn sẽ có điều kiện để phát triển hoạt động cho vay nhiều hơn so với ngân hàng có tỷ lệ vốn tự có thấp. Biến đại diện cho yếu tố Vốn tự có là Hệ số vốn chủ sở hữu được tính bằng hệ số Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản là biến số độc lập để đo lường và đại diện cho chỉ số vốn tự có của Ngân hàng. Với giả định là thị trường vốn hồn hảo, ta có giả thuyết:

Hệ số vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với tăng trưởng cho vay ở các NHTMCP.

Giả thuyết H4: Lợi nhuận ngân hàng và tăng trưởng cho vay

ROA là chỉ tiêu đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng. ROA tăng cho thấy ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tạo ra uy tín cho ngân hàng trong việc tăng trưởng cho vay. Vì vậy, hình thành giả thiết:

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tác động dương tới tăng trưởng cho vay.

Giả thuyết H5: Thanh khoản ngân hàng và tăng trưởng cho vay

Thanh khoản là khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn. Trong tình trạng thanh khoản yếu, ngân hàng không thể thực hiện cho vay các hợp đồng tín dụng do khơng đủ tiền để đáp ứng các khoản vay. Vì vậy, thanh khoản thấp khiến tăng trưởng cho vay giảm và ngược lại. Khi thanh khoản của NHTM ở mức cao, ngân hàng có nguồn tiền dồi dào để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh trong đó có hoạt động cho vay, vì vậy tăng trưởng cho vay cao hơn. Dữ liệu đại diện của thanh khoản là tỷ lệ thanh khoản (Cho vay khách hàng/ Tổng tài sản). Khi tỷ lệ thanh khoản càng cao, thanh khoản của ngân hàng yếu. Do đó, hình thành giả thuyết:

Giả thuyết H6: Tỷ lệ tiền gửi và tăng trưởng cho vay

Đặc thù của các NHTMCP Việt Nam là hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động phát sinh lợi nhuận của NHTM thì việc tiền gửi tăng đồng nghĩa với việc vốn cho hoạt động cho vay sẽ dồi dào hơn. Vì vậy hình thành giả thuyết:

Tỷ lệ tiền gửi (Depositasset) tác động dương tới tăng trưởng cho vay.

Giả thuyết H7: Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng cho vay

GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể. Khi tổng sản lượng tăng thì xem như nền kinh tế đang ở xu thế phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, tăng trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo, hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra có thị trường tiêu thụ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng hiểu quả hoạt động, tái sản xuất và đầu tư, từ đó phát sinh nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều kênh trên thị trường như phát hành trái phiếu, cổ phiếu hoặc vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều đó thúc đẩy gia tăng tốc độ tăng trưởng cho vay. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế rơi vào suy thối, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ hoặc phá sản, các khoản nợ vay trước đó ở các NHTM khó có khả năng được trả đúng hạn, từ đó gây ra nợ xấu, và vì vậy dư nợ tín dụng cũng giảm.

Tăng trưởng kinh tế (GDP Growth) tác động cùng chiều tới tăng trưởng cho vay.

Giả thuyết H8: Lạm phát và tăng trưởng cho vay

Lạm phát tăng cao là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng nóng, cung tiền trong nền kinh tế đang dư thừa, đồng tiền nội địa mất giá, người dân găm giữ tiền, tài sản thay vì gửi vào ngân hàng. Vì vậy, huy động vốn trong thời kỳ lạm phát cao khó khăn hơn nhiều so với thời kỳ lạm phát thấp, dẫn tới nguồn vốn dành cho hoạt động cho vay trở nên đắt đỏ. Thêm vào đó giá cả hàng hóa trong nền kinh tế

tăng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giảm hiệu quả vì chi phí đầu vào q lớn, nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp giảm. Cả nguồn cung cho vay lẫn cầu cho vay đều có xu hướng giảm khi lạm phát tăng. Vì vậy ta có giả thuyết:

Lạm phát tác động ngược chiều đến tăng trưởng cho vay của các NHTM.

Giả thuyết H9: Cạnh tranh ngân hàng và tăng trưởng cho vay

Chỉ số HHI được sử dụng để đo lường quy mô của ngân hàng trong mối tương quan ngành và là một chỉ báo về mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trong ngành. Một khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hệ thống tăng lên, thị phần cho vay của các ngân hàng sẽ bị thu nhỏ lại. Đặc biệt, khi thị trường ngân hàng diễn ra những thương vụ mua bán sát nhập (M&A), hình thành một số ngân hàng có quy mơ lớn về tổng tài sản cũng như thị phần huy động và cho vay, thị phần cho vay của các ngân hàng có sự cạnh tranh kém hơn bị chia sẻ, dẫn đến giảm tăng trưởng cho vay. Với giả định hệ thống ngân hàng bao gồm 25 ngân hàng là các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, chỉ số cạnh tranh của 25 ngân hàng này được đại diện cho chỉ số cạnh tranh tồn ngành. Tác giả hình thành giả thuyết:

Sự cạnh tranh của các ngân hàng (HHI) tác động âm tới tăng trưởng cho vay.

Giả thuyết H10: Khủng hoảng tài chính và tăng trưởng cho vay

Khủng hoảng tài chính là yếu tố khách quan tác động đến mọi hoạt động trong thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)