Hiệp ước Basel (3)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Hiệp ước vốn Basel, gọi tắc là Basel, được đưa ra bởi Ủy Ban Basel vào năm 1988. Basel là một khung quy định các yêu cầu về mặt quản trị mà một ngân hàng nên

đáp ứng để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Đến nay, Ủy

Ban Basel đã cho ra đời Basel I, Basel II và Basel III.

v Basel I

Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng.

Basel I nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động ngân hàng. Khái nhiệm vốn trong Basel I được chia làm hai loại: Vốn cơ bản và vốn bổ sung. Theo yêu cầu của Basel I, vốn cơ bản trên tổng tài sản có quy đổi rủi ro ít nhất là 4% và tỷ lệ tổng vốn dựa trên rủi ro – tỷ lệ Cook ít nhất là 8%.(4)

v Basel II

Ngoài việc kế thừa những mục tiêu của Basel I như: nâng cao chất lượng và sự

ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho

các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế, Basel II còn đã thực hiện việc chuyển

đổi quản lý dựa trên tỷ lệ vốn sang việc quản lý dựa trên sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thơng lệ và các mơ hình.

Basel II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:

- Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc.

- Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, đưa ra các cơng cụ giám sát quản trị cho các ngân hàng.

- Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích

đáng theo nguyên tắc thị trường. v Basel III

Basel III đưa ra những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn so với Basel I và Basel II, cùng phương pháp giám sát an tồn vĩ mơ với nhiều thay đổi trong quy định về hoạt động ngân hàng. Trong đó, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được giữ nguyên ở mức 8%, yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) của các ngân hàng phải nâng từ 4% lên 6%.

Bên cạnh việc tăng yêu cầu về vốn, Basel III cũng đề ra một số chỉ số hướng

dẫn về thanh khoản mà các ngân hàng cần tuân thủ. Các chỉ số này bao gồm chỉ số

Liquidity Coverage (LCR – tỷ lệ tài sản thanh khoản cao có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn, áp dụng cho thời hạn 30 ngày) và Net Stable Funding Ratio (NSFR –

tỷ lệ tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, áp dụng cho thời hạn 1 năm).

(5)

Các quy định khung của Hiệp Ước Basel đã đưa ra các tiêu chuẩn về vốn và hệ thống quản trị mà một ngân hàng cần có để có thể hoạt động lành mạnh. Do không nêu các chỉ tiêu đánh giá cụ thể và tồn diện tình hình tài chính và hoạt động của ngân hàng

cũng như phân chia xếp loại tình hình ngân hàng nên đây khơng phải là cơng cụ

chun sâu để có thể đánh giá cụ thể sức mạnh tài chính của một ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)