Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)

NHTM Việt Nam

Phân tích biệt số là kỹ thuật phân tích định lượng được áp dụng khi biến phụ thuộc là biến phân loại và biến độc lập là biến định lượng. Phân tích biệt số có mục

đích nghiên cứu xem có tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân

biệt bởi các biến độc lập, xác định các biến độc lập là nguyên nhân lớn nhất của sự khác biệt và xây dựng hàm phân tích phân biệt (discriminant functions) hay hàm tuyến tính kết hợp các biến độc lập sao cho phân biệt rõ nhất biểu hiện của biến phụ thuộc (9)

.

Điều kiện của phân tích biệt số là phải có một biến phụ thuộc (là biến dùng để

phân loại đối tượng thường sử dụng thang đo định danh hoặc thứ tự), và một số biến

độc lập (là một số đặc tính dùng để phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng,

thường sử dụng thang đo khoảng hoặc tỷ lệ). Phân tích biệt số có thể thực hiện các việc sau:

- Xây dựng các hàm phân tích phân biệt (discriminant functions) để phân biệt rõ biểu hiện của biến phụ thuộc.

- Nghiên cứu xem các nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa hay không khi được xét

về các yếu tố độc lập.

- Xác định biến độc lập là nguyên nhân chính nhất gây ra sự khác biệt giữa các nhóm.

Mơ hình phân tích biệt số có dạng tuyến tính sau: D= b0 + b1X1 + b2X2+ … + bkXk

Trong đó:

D: biến phụ thuộc – biệt số B: hệ số hay trọng số phân biệt X: biến độc lập

Có 2 trường hợp phân tích biệt số: phân tích biệt số 2 nhóm (khi biến phụ thuộc có 2 biểu hiện), phân tích biệt số bội (khi biến phụ thuộc có từ 3 biểu hiện trở lên).

Căn cứ lý thuyết của mơ hình đã nêu, nghiên cứu đề xuất mơ hình định lượng

ban đầu cho dữ liệu nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu tiến hành đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam

dựa trên kết quả xếp hạng năng lực tài chính các NHTM Việt Nam của Moody. Các chỉ

tiêu đánh giá (khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, mức độ an toàn vốn, hiệu quả hoạt

động, chất lượng tài sản) là các biến độc lập (Xi) và năng lực tài chính của các NHTM

là biến phụ thuộc (Y). Mơ hình đánh giá năng lực tài chính của các NHTM của Moody

đưa ra bảng điểm đánh giá cho từng chỉ tiêu, từ đó kết luận về năng lực tài chính độc lập của các ngân hàng theo các thứ hạng từ A đến E.

Xếp hạng sức mạnh tài chính nội tại các NHTM Việt Nam của Moody từ năm

2006 đến tháng 6 năm 2013 nằm trong các giá trị D, D-, E+, E. Việc đánh giá nhóm

sức mạnh tài chính của ngân hàng trong nghiên cứu được thực hiện như sau:

Xếp hạng tốt, thể hiện ngân hàng có sức mạnh tài chính nội tại mạnh (Y=1), là kết quả phân nhóm khi các quan sát có kết quả xếp hạng D và D- theo Moody.

Xếp hạng xấu, thể hiện ngân hàng có sức mạnh tài chính nội tại yếu (Y=0), là kết quả phân nhóm khi các quan sát có kết quả xếp hạng E+ và E theo Moody.

Áp dụng mơ hình phân tích biệt số để đánh giá năng lực tài chính của các NHTM, từ đó xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam.

Năng lực tài chính (Yi)= b0 + b1X1 + b2X2+ … + bkXk Trong đó:

D: biến phụ thuộc – biệt số B: hệ số hay trọng số phân biệt Xk: biến độc lập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)