Diễn biến quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 97 - 99)

Vấn đề tái cấu trúc các hệ thống ngân hàng Việt Nam được đặt ra vào năm

2011 cùng với mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế. Chín ngân hàng thương mại cổ phần yếu

được xác định và khoanh vùng gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank,

Tienphongbank, GP Bank, Navibank, TrustBank và Western Bank. Đến thời điểm hiện nay, tám trong số chín ngân hàng đã hồn thành q trình tái cơ cấu của mình thơng qua việc sáp nhập, hợp nhất hoặc tự cơ cấu lại bằng cách thay đổi quyền sở hữu, nhân

sự, kế hoạch và định hướng chiến lược kinh doanh. Ngân hàng cuối cùng chưa thực

Bên cạnh việc tập trung xử lý 9 ngân hàng yếu kém đã được xác định từ đầu

năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục đánh giá và xác định thêm một số tổ

chức tín dụng yếu kém khác và yêu cầu các đơn vị này xây dựng phương án cơ cấu lại trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để đảm bảo xử lý dứt điểm các nhà băng yếu kém trong năm 2013.

Ngoài việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, một số ngân hàng tốt cũng đã tự lên kế hoạch để thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất nhằm nâng cao sức mạnh tài chính và khả năng cạnh tranh của mình. Đó là trường hợp của hai ngân hàng HDbank và Đại Á khi đã được thông qua quyết định sáp nhập ngân hàng Đại Á vào ngân hàng HDbank. Ngoài ra Eximbank và Sacombank cũng đã công bố ý định về việc sáp nhập

của hai ngân hàng này trong tương lai.

Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam đang thực hiện, một

số vấn đề còn chưa đưa ra được phương án giải quyết như:

- Thiếu cơ sở pháp lý và năng lực của các đơn vị thực hiện cho việc tái cấu trúc

hệ thống, điển hình là cơ chế xử lý tài sản.

- Phân loại các nhóm ngân hàng tốt, xấu chưa có tiêu chí rõ ràng và thơng tin chính thức.

- Phân loại nợ xấu chưa minh bạch, có sự khác biệt lớn trong số liệu đưa ra từ phía các ngân hàng và cơ quan quản lý.

- Việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa có hướng giải quyết cụ thể.

Lượng nợ xấu mà các ngân hàng công bố là rất lớn và khả năng tự giải quyết

toàn bộ nợ xấu của các ngân hàng là không cao. Việc thành lập Công ty quản lý nợ xấu với mức vốn chỉ 500 tỷ không giúp nhiều được cho các ngân hàng khi phải xử lý khối nợ xấu rất lớn của mình.

- Chi phí cho việc cơ cấu hệ thống ngân hàng không được xác định một cách rõ ràng và nguồn hỗ trợ chi phí đã khơng được xác định rõ.

Có thể thấy q trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như đã đề ra trong Quyết

định 254 vẫn trong giai đoạn sơ bộ và rất nhiều vấn đề chưa đưa ra được phương hướng giải quyết. Quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước

trên thế giới sẽ là kinh nghiệm đáng giá cho Việt Nam để tham khảo cho quy trình cơ

cấu hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 97 - 99)