Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 91 - 96)

Qua số liệu phân tích từ 2005-2012 cho thấy, hệ thống các NHTM phát triển nhanh và góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống các NHTM đã bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro gây mất an toàn hoạt động và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất lớn, đặc biệt rủi ro tín dụng của các

NHTM Việt Nam: Tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng của các NHTM thấp. Theo kết quả từ báo các tài chính của các NHTM, đến tháng 12/2012

nợ xấu của toàn hệ thống là 112.700 tỷ đồng tương đương 4,31% tổng dư nợ cho nền

kinh tế. Theo báo cáo của NHNN, đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống giảm còn 4,08%. Nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế thì tỉ lệ nợ xấu của hệ thống các NHTM có thể lên tới 2 chữ số (Tổ chức xếp hạng Fitch Rating đánh giá ở mức 13%).

Trong khi đó, dự phịng rủi ro khơng được trích lập đầy đủ tương xứng với mức

độ rủi ro. Đến ngày 31/12/2012, dự phòng rủi ro (dự phòng cụ thể và dự phòng chung) đã trích lập chỉ tương đương 47,85% nợ xấu -theo số liệu nợ xấu của NHTM báo cáo

hay tương đương 26,67% nợ xấu -theo nợ xấu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, thấp hơn so với nhiều nước.

Mức độ tập trung tín dụng đối với một số khách hàng và nhóm khách hàng liên

quan rất lớn. Khi những khách hàng vay lớn gặp khó khăn về tài chính và kinh doanh có khả năng gây tổn thất lớn cho NHTM. Đến tháng 12/2012 dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước là 515.347 tỷ đồng tương đương 18,9% tổng dư nợ tín dụng, trong đó

dư nợ cho vay 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước là 318.738 tỷ đồng, tương đương

9,76% tổng dư nợ tín dụng tồn ngành và chiếm 62,66% dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước. Theo số liệu đến cuối tháng 12/2012 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, trong tổng số 1.002.962 khách hàng được chọn xem xét có dư nợ tín dụng tại các ngân hàng trong nước có 88 khách hàng và nhóm khách hàng liên quan có dư nợ lớn (trên 1.000 tỷ đồng) với hơn 2.400 món vay. Tổng dư nợ cấp tín dụng của 88 khách hàng và nhóm khách hàng liên quan này là 480.972 tỷ đồng và chiếm tới 16,3% tổng

dư nợ tín dụng của các ngân hàng trong nước.

Vấn đề sở hữu chéo, liên kết lẫn nhau của các ngân hàng làm cho rủi ro hệ

thống rất cao nếu như một ngân hàng gặp khó khăn hoặc đổ vỡ. Nhiều tập đồn kinh tế và tổng cơng ty nhà nước đầu tư, nắm giữ cổ phiếu và là cổ đông lớn hoặc chủ sở hữu

của NHTM và tổ chức phi ngân hàng.

Nhóm lợi ích trong các NHTM lớn, điều hành hoạt động của ngân hàng theo

hướng có lợi cho các cổ đông lớn hoặc ban giám đốc ngân hàng. Nhiều NHTM đã thực

hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng đối với cho các cổ đông, doanh nghiệp thuộc quyền sở

hữu nhà nước hoạt động chủ yếu phục vụ tập đoàn và doanh nghiệp thành viên của tập đoàn. Điều này dễ dẫn đến vi phạm các nguyên tắc quản trị rủi ro, xung đột lợi ích và sự an tồn, ổn định của NHTM phụ thuộc vào các cổ đông lớn của NHTM. Luật tín dụng quy định một số trường hợp khơng được cung cấp tín dụng và bị hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng, tuy nhiên, trên thực tế bằng nhiều kỹ thuật khác nhau

Về vấn đề sở hữu chéo cổ phần của cổ đông lớn giữa các NHTM, Luật Các

NHTM có các quy định chặt chẽ về giới hạn sở hữu cổ phần, góp phần, góp vốn, mua

cổ phần nhưng trên thực tế có trường hợp lách các quy định này thông qua ủy thác,

giao vốn cho bên thứ ba để vẫn có quyền kiểm soát, chi phối hoạt động của NHTM. Nhiều NHTM thành lập các công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn, cho th tài chính và phi ngân hàng khơng có hiệu quả và tăng thêm rủi ro cho các NHTM,

đồng thời gây khó khăn hơn cho cơng tác quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý. Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ

trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh:

- Chất lượng tài sản thấp, nợ xấu lớn và có chiều hướng tăng như trên đã trình bày, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong ít nhất 2 năm tới chính sách tiền

tệ, tài khóa tiếp tục chặt chẽ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất kinh doanh

khó khăn, thực hiện cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, thị trường bất động sản cịn tiếp tục điều chỉnh giảm và khó phục hồi nhanh;

- Các NHTM Việt Nam rất dễ bị mất khả năng chi trả trên diện rộng dẫn đến khủng hoảng hệ thống do một số nguyên nhân sau đây:

· Tăng trưởng tín dụng quá nhanh và nhanh hơn huy động vốn trong một thời

gian kéo dài làm cho bộ phận NHTM phụ thuộc vào nguồn vốn từ NHNN và huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng để tài trợ thanh khoản thiếu

hụt hoặc tạo nguồn mở rộng tín dụng.

· Cho vay quá mức dẫn đến hệ số sử dụng vốn của các NHTM Việt Nam rất cao và vượt mức an toàn:

· Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không ổn định; Mất cân đối nghiêm

trọng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

· Tài sản có tính thanh khoản cao để sẵn sàng đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến

Trình độ và hệ thống quản lý của các NHTM Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng

được nhu cầu điều hành hoạt động hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn

nhân lực cấp cao của ngành ngân hàng hiện nay vẫn cịn thiếu, do đó nhân sự của các ngân hàng chủ yếu luân chuyển qua lại lẫn nhau.

Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ đang được các ngân hàng sử dụng cũng chưa

đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu đối với số lượng và chất lượng dịch vụ của ngân hàng ngày càng cao. Tuy nhiên hiện nay các

ngân hàng việc nay đều chưa thể đáp ứng nhu cầu này, do hệ thống cơng nghệ sử dụng cịn lạc hậu, thiếu sự thay đổi. Bằng chứng là những phàn nàn của khách hàng sử dụng

dịch vụ ngân hàng luôn nhiều nhưng chưa thấy có nhiều chuyển biến từ phía các ngân hàng nhằm sử lý triệt để vấn đề.

Hệ thống giám sát, quản lý rủi ro của ngân hàng cũng nằm trong tình trạng tương tự. Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới, đi liền với những lợi ích đạt được, những rủi ro đi liền theo đó cũng phát triển mạnh. Thế nhưng đứng trước nhu cầu giám sát, quản lý rủi ro ngày càng cao đó, các NHTM Việt Nam vẫn đang loay

hoay tự tìm cách cải thiện từng vấn đề riêng biệt, mà chưa có được những kế hoạch

tổng thể nhằm nâng cao khả năng quản trị của ngân hàng, sử dụng kinh nghiệm của

những tổ chức dịch vụ hoặc ngân hàng nước ngoài.

Một hạn chế khác của hệ thống ngân hàng Việt Nam là việc quá phụ thuộc vào

hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng mạnh của thị trường, các NHTM Việt Nam có mức lợi nhuận cao hằng năm và mức tăng trưởng lợi nhuận rất nhanh. Nhưng đến giai đoạn tín dụng tăng trưởng chậm, ngân hàng hạn chế cho vay vì

vấn đề rủi ro thì lợi nhuận của hệ thống ngân hàng Việt Nam giảm rõ rệt. Việc phụ

thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng làm suy yếu năng lực tài chính của ngân hàng,

Ngoài ra cũng phải kể đến những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, như sự ổn

định, phát triển của nền kinh tế, những chính sách điều hành của Chính Phủ và Ngân

hàng Nhà Nước đến năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Như đã trình bày, hệ thống ngân hàng Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, đặc biệt là các ngành có nhu cầu tín dụng cao như tài chính, chứng khốn và bất động sản. Những

bất ổn đến từ các ngành kinh tế sẽ tác động trở lại, gây thiệt hại cho hệ thống ngân

hàng. Những chính sách khác về đầu tư, quản lý và giám sát của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước cũng tác động đáng kể đến năng lực tài chính của các ngân hàng.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày các nội dung chính sau:

- Nêu thực trạng tình hình tài chính của các NHTM, đưa ra đánh giá cụ thể

sức mạnh tài chính của một số NHTM tiêu biểu của hệ thống.

- Thực hiện khảo sát và giới thiệu lý thuyết mơ hình và các bước thực hiện nghiên cứu phân tích..

- Trình bày các kết quả nghiên cứu.

Đánh giá thực trạng hệ thống ngân hàng cho thấy các NHTM Việt Nam còn

nhiều vấn đề tồn tại, cùng với việc dễ bị tổn thương bởi những biến động trong hoạt

động kinh doanh. Chất lượng tài sản kém và khả năng thanh khoản chưa cao là vấn đề lớn nhất của các ngân hàng, khi không đáp ứng được các yêu cầu thanh khoản chung

cho hệ thống ngân hàng trên thế giới.

Kết quả phân tích các yếu tố tài chính nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố

tài chính đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam cho thấy, biến duy nhất có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là tỷ lệ dự phịng tín dụng trên tổng dư nợ cho vay.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)