1.6. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CAN THIỆP
1.6.3. Chức năng thất trái giảm
Có khoảng 10-30% bệnh nhân có chức năng thất trái giảm khi can thiệp[93]. Những bệnh nhân này có tỉ lệ biến cố tim mạch khi can thiệp cao hơn nhóm có chức năng thất trái bảo tồn[78]. Nhiều kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy: chức năng thất trái giảm là một yếu tố tiên lượng độc lập về tử
vong, NMCT, TBMN khi can thiệp ĐMV.Những bệnh nhân có chức năng
thất trái giảm < 40%, đặc biệt ở những bệnh nhân có chức năng thất trái giảm < 30%, các biến cố tim mạch xảy ra cao hơn rõ ràng so với nhóm bệnh nhân có chức năng thất trái ≥ 50%,trong cả thời gian nằm viện và lâu
dài[42],[56],[61],[93]. Nghiên cứu của Mamas và cộng sự[110] về ảnh hưởng của chức năng thất trái lên kết quả can thiệp ĐMV, nghiên cứu cho thấy
những bệnh nhân có chức năng thất trái giảm nặng <30% có tỷ lệ tử vong cao hơn 7,25 lần và giảm vừa 30-40% có tỷ lệ tử vong cao hơn 2,91 lần so với những bệnh nhân có chức năng thất trái> 50% và sự khác biệt này rất có ý
Với bệnh nhân NMCT cấp, nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn (2005) chỉ ra rằng, bệnh nhân có EF < 50 % có tỷ lệ tử vong tăng gấp 2,6 lần bệnh nhân có mức EF lớn hơn [6]. Nghiên cứu của Alexandre Black và cộng sự[15] năm 2001 trên 92 bệnh nhân liên tiếp được can thiệp thân chung ĐMV trái tại Pháp cũng cho kết quả tương tự. Sau thời gian theo dõi 6 tháng, đã có 10 bệnh nhân tử vong do mọi nguyên nhân. Những bệnh nhân có EF lớn hơn 50% thì có tỷ lệ tử vong thấp hơn những bệnh nhân có EF thấp, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.01.
Như vậy, chức năng thất trái là một yếu tố tiên lượng tử vong độc lập ở những bệnh nhân được can thiệp tổn thương thân chung ĐMV trái.