1.6. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CAN THIỆP
1.6.7. Tình trạng can thiệp cấp cứu
Thân chung ĐMV trái ít khi là thủ phạm gây nên hội chứng vành cấp.
Trong nghiên cứu sổ bộ GRACE(Global Registry of Acute Coronary Events) tỉ lệ tổn thương có ý nghĩa thân chung ĐMV trái khoảng 4% [125]. Những
bệnh nhân có thủ phạm gây NMCT là thân chung có tỉ lệ sốc tim, ngừng tuần hoàn, loạn nhịp thất cao hơn ở những bệnh nhân NMCT mà thủ phạm không phải là thân chung[150]. Trong những bệnh nhân can thiệp, tỉ lệ tử vong trong bệnh viện từ 21-58%, thường xảy ra ở nhóm bệnh nhân sốc tim, ngừng tuần hoàn được cứu sống trước can thiệp và có rối loạn nhịp thất phức tạp, tuy
nhiên nếu sống sót thì có tiên lượng dài hạn rất tốt[144]. Trong nghiên cứu sổ bộ GRACE, thì tái thơng mạch bằng can thiệp hoặc phẫu thuật làm tăng tỉ lệ sống còn sau xuất viện so với điều trị nội khoa. Can thiệp có tỉ lệ tử vong
trong bệnh viện cao hơn (11% so với 5,4%) và sau 6 tháng (5,4% so với 1,6%); tuy nhiên tỉ lệ TBMN ở nhóm phẫu thuật lại cao hơn 6 lần (2,1% so
với 0,4%), mặc dù nhóm bệnh nhân can thiệp chủ yếu là những bệnh nhân nặng có sốc tim, ngừng tim trước được cứu sống trước can thiệp hoặc rối loạn nhịp thất nặng[125]. Bởi vì can thiệp thân chung rút ngắn thời gian tái tưới máu cơ tim nhanh hơn so với phẫu thuật và cho kết quả ngắn hạn cũng như lâu dài chấp nhận được và lại có tỉ lệ TBMN thấp hơn so với phẫu thuật
CABG, vì vậy can thiệp nên được lựa chọn ở những bệnh nhân NMCT mà
thân chung là thủ phạm có tình trạng sốc tim, rối loạn nhịp thất phức tạp, và dòng chảy trong ĐMV chậm, cũng như có nhiều bệnh nặng kèm theo[102].
Hướng dẫn của hội tim mạch Hoa kỳ hiện nay cho can thiệp NMCT cấp mà thân chung là thủ phạm tổn thương mà tình trạng lâm sàng không phù hợp cho phẫu thuật (là IIa bằng chứng B).