3.3. KẾT QUẢ THEO DÕI DỌC THEO THỜI GIAN
3.3.4. Kết quả về các biến cố tim mạch chính trong thời gian theo dõi
Các biến cố tim mạch chính trong thời gian theo dõi bao gồm NMCT, TBMN, tái thông mạch đích (TVR) và tử vong tim mạch.
3.3.4.1. Tử vong
Loại trừ 3 bệnh nhân mất liên lạc trong q trình theo dõi, chúng tơi cịn 81 bệnh nhân nghiên cứu. Trong số này có tổng số 6 bệnh nhân tử vong trong thời gian theo dõi (chiếm tỷ lệ 7,5%), trong đó có 4(5%) bệnh nhân tử vong do nguyên nhân tim mạch (một bệnh nhân rung thất và 2 bệnh nhân NMCT cấp, và 1 bệnh nhân đột tử), 2 (2,5%) bệnh nhân tử vong do nguyên nhân ngoài tim mạch (1 bệnh nhân tử vong do K đường mật, và 1 bệnh nhân tử vong do viêm phổi nặng). Khi phân tích về thời điểm tử vong, chúng tôi nhận thấy 1 bệnh nhân tử vong trong khi can thiệp, 2 bệnh nhân tử vong ở thời điểm 2 - 3 tháng sau can thiệp, 1 bệnh nhân tử vong ở thời điểm 28 tháng sau can thiệp, 1 một bệnh nhân tử vong ở thời điểm 31 tháng sau can thiệp và 1 bệnh nhân tử vong sau can thiệp 34 tháng, nguyên nhân tử vong được trình bầy trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Nguyên nhân tử vong của bệnh nhân nghiên cứu.
Nguyên nhân tử vong Trong can thiệp Sau theo dõi Chung
n = 1 % n =5 % n = 6 % Rung thất 1 100 0 0 1 16,65 NMCT cấp 0 0 2 40 2 33,30 Đột tử 0 0 1 20 1 16,65 K đường mật 1 20 1 16,65 Viêm phổi nặng 1 20 1 16,65
Như vậy nguyên nhân gây tử vong trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi khá đa dạng, gặp từ NMCT cấp đến đột tử, rung thất, ung thư, viêm phổi.
3.3.4.2. Tai biến mạch não
Ngoại trừ 1 bệnh nhân tử vong khi can thiệp và 3 bệnh nhân mất liên lạc, chúng tôi theo dõi được 80 bệnh nhân, trong thời gian theo dõi chúng tôi
ghi nhận có 2 bệnh nhân TBMN (chiếm tỷ lệ 2,5%). Xét về thời điểm xảy ra tai biến, chúng tơi thấy có 1 bệnh nhân TBMN trong thời gian nằm viện sau can thiệp 1 ngày và 1 trường hợp bị TBMN sau can thiệp 9 tháng. Cả 2 bệnh nhân đều để lại di chứng liệt nửa người sau tai biến. Về ngun nhân chúng
tơi sẽ trình bầy kỹ trong phần bàn luận.
3.3.4.3. Nhồi máu cơ tim cấp
Tương tự, 80 bệnh nhân trong thời gian theo dõi, chúng tơi xác nhận có 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp chiếm tỷ lệ 2,5%, 1 bệnh nhân ở thời điểm 2 tháng sau ra viện, 1 bệnh nhân ở thời điểm 28 tháng sau ra viện. Tất cả
2 bệnh nhân này đều sốc tim và tử vong khi nhập viện tuyến dưới.
3.3.4.4. Tái hẹp trong stent thân chung ĐMV trái
Trong 62 bệnh nhân được chụp ĐMV kiểm tra trên tổng số 80 bệnh
nhân theo dõi, chúng tơi ghi nhận có 2 trường hợp bị tái hẹp trong stent thân chung ĐMV trái cần phải tái thông tổn thương đích, cả hai trường hợp này đều có triệu chứng đau ngực điển hình trên lâm sàng. Như vậy, tỷ lệ tái hẹp
trong stent ở nghiên cứu của chúng tôi là 3,2%.
3.3.4.5. Tái thơng mạch đích
Trong tổng số 84 bệnh nhân nghiên cứu, trừ 1 trường hợp tử vong trong khi can thiệp và 3 bệnh nhân mất liên lạc do nguyên nhân khách quan, còn lại 80 trường hợp theo dõi. Trong số 80 bệnh nhân theo dõi, có 7 trường hợp có chỉ định tái thơng mạch đích, chiếm tỷ lệ 8,75%. Trong 7 trường hợp tái thông mạch đích, có 2 bệnh nhân đau ngực tái phát, chụp ĐMV kiểm tra phát hiện tái hẹp trong stent cần phải tái thông (1 trường hợp ở tháng thứ 9 và 1 trường hợp ở tháng thứ 34 sau can thiệp); còn lại 5 bệnh nhân được phát hiện tổn thương ĐMV đích tiến triển khi chụp ĐMV kiểm tra cần phải tái can thiệp. 5 trường hợp này đều được tái thơng mạch đích trong vịng 12-24 tháng sau ra viện.