3.2. KẾT QUẢ CHỤP VÀ CAN THIỆP THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH
3.2.1. Kết quả chụp động mạch vành chọn lọc
Trong 84 bệnh nhân nghiên cứu có 17 bệnh nhân NMCT cấp, trong đó có 15 bệnh nhân đã tái thơng khi chụp ĐMV(dịng chảy trong ĐMV TIMI 3:
11 trường hợp, TIMI 2: 4 trường hợp), còn lại 2 trường hợp TIMI = 0. Trong những trường hợp đã tái thông, tổn thương hẹp chủ yếu tại lỗ LAD hoặc LCX và lan vào thân chung. Trong 2 trường hợp TIMI 0: 1 trường hợp tắc hoàn toàn thân chung đoạn xa, nhưng ĐMV phải ưu năng và cung cấp bàng hệ sang LAD tốt (Rentrop 3); 1 trường hợp tắc hoàn toàn tại lỗ động mạch mũ và tổn thương lan vào gây hẹp 50% thân chung, động mạch LAD tổn thương không
ý nghĩa. Chính vì vậy mà những bệnh nhân này không bị sốc tim khi can
thiệp.
3.2.1.1. Vị trí tổn thương tại thân chung ĐMV
Tổn thương thân chung ĐMV trái chia làm 3 typ:Týp 1: tổn thương lại lỗ vào, Týp 2: tổn thương ở thân hay đoạn giữa, Týp 3: tổn thương tại chỗ chia đôi
(bảng 3.3).
Bảng 3.3. Vị trí tổn thương tại thân chung động mạch vành trái Vị trí tổn thương Số bệnh nhân Tỷ lệ % Týp 1 6 7,1 Týp 2 2 2,4 Týp 3 76 90,5 Tổng số 84 100
Nhận xét: tổn thương thường gặp nhất là tổn thương typ 3 (90,5%), sau đó là tổn thương typ 1(7,1%) và ít gặp nhất là tổn thương typ 2 (2,4%).
3.2.1.2. Kết quả tổn thương tại chỗ chia đôi theo phân loại của Medina
Phân loại tổn thương chỗ chia đôi thân chung ĐMV trái theo Medina
typ 111, typ 110, typ 101, typ 100 và typ # (tổn thương tại lỗ) (biểu đồ 3.4).
Biểu đồ 3.4. Phân bố tổn thương chỗ chia đôi thân chung động mạch vành trái theo Medina
Nhận xét: biểu đồ 3.4 cho thấy: tổn thương thường gặp chỗ chia đôi thân
chung ĐMV trái theo phân loại Medina là typ 110 chiếm 60,7% (tổn thương thân chung - ĐMLTTr đoạn gần), tiếp đến là typ 111 (25%)- tổn thương chia
đôi thực sự; còn lại các tổn thương typ 101, typ 100 ít gặp hơn lần lượt là
4,8% và 2,4%. 25# 2.4# 60.7# 4.8# 7.1# Tỷ#lệ#%# Typ111# typ100# typ110# typ101# typ### Biểu#đồ#3.5.#Phân#bố#tổn#thương#chỗ#chia#đôi#thân#chung#
3.2.1.3. Các nhánh động mạch vành tổn thương phối hợp
Biểu đồ 3.5. Tổn thương thân chung phối hợp các nhánh ĐMV khác
Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tơi, chỉ có 5 bệnh nhân (chiếm 6%) tổn thương thân chung đơn thuần. Còn lại, 33 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 39,3% là tổn thương thân chung phối hợp 3 thân ĐMV; tiếp đó là tổn thương thân chung phối hợp với 2 thân và 1 thân ĐMV lần lượt là 24 bệnh nhân chiếm 28,6% và 22 bệnh nhân chiếm 26,2%.
6" 26.2" 28.6" 39.2" Tỷ#lệ#%# LM"đơn"thuần" LM"+"1"thân" LM"+"2"thân" LM"+"3"thân"
3.2.1.4.Kết quả tổn thương hệ ĐMV theo điểm Syntax
Biểu đồ 3.6. Đánh giá tổn thương ĐMV theo thang điểm Syntax
Nhận xét: trong số bệnh nhân được can thiệp thân chung ĐMV trái trong
nghiên cứu của chúng tơi, có 42 bệnh nhân (chiếm 50%) có điểm syntax nằm
ở khoảng 23-32 điểm (tổn thương hệ ĐMV mức độ trung bình), cịn lại 24
bệnh nhân (chiếm 29%) có tổn thương hệ ĐMV nặng (điểm syntax ≥ 33) và
18 bệnh nhân (chiếm 21%) có tổn thương hệ động mạch vành mức độ nhẹ
(điểm syntax ≤ 22). Việc can thiệp bệnh nhân có điểm syntax ≥ 33, chúng tơi sẽ giải thích rõ ở phần bàn luận.
3.2.1.5. Phân bố ưu năng của hệ ĐMV trong nhóm NC (biểu đồ 3.7)
Hệ động mạch vành được gọi là ưu năng phải khi nhánh liên thất sau
bắt nguồn từ ĐMV phải (đoạn 4, hình 2.13); được gọi là ưu năng trái khi
nhánh liên thất sau là một nhánh tận của động mạch mũ (đoạn 15, hình 2.13). 21%$ 50%$ 29%$ Syntax$0.22$ Syntax$23.32$ Syntax$>=$33$ Biểu$đồ$3.7.$đánh$giá$tổn$thương$ĐMV$theo$thang$điểm$Syntax$
Biểu đồ 3.7. Phân bố ưu năng của ĐMV trong nhóm NC
Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân can thiệp thân chung ĐMV trái trong nhóm NC có hệ ĐMV ưu năng phải chiếm 81%, còn lại là ưu năng trái chiếm 19%.