Chương 1 : TỔNG QUAN
1.3. Vai trò của Gel fluor trong phòng và điều trị sâu răng
1.3.1. Cơ chế dự phòng sâu răng của gel fluor
nguy cơ bị sâu, đồng thời tái khống hóa và hoàn nguyên lại tổ chức men răng bị tổn thương ngay từ giai đoạn sớm mà khơng cần can thiệp khoan răng, ngồi ra fluor còn tác động làm chậm lại quá trình tiến triển của sâu răng.
Các tác dụng quan trọng nhất của sản phẩm chăm sóc răng miệng có Fluor bao gồm tăng cường khống hóa của men răng và bảo vệ chống lại sự hủy khoáng men răng.
1.3.1.1. Tăng cường năng lực của men răng, giúp bảo vệ răng chống lại hủy khoáng và tăng tái khoáng
Việc sử dụng Gel fluor trong miệng dẫn đến hình thành một lớp chất Fluorua canxi (CaF2) bao phủ các lớp men răng tự nhiên [80],[81].
Rolla và cộng sự đã chỉ ra rằng nguồn cung cấp của các ion canxi và phosphat từ nước bọt thường bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến sự hình thành của CaF2 [81]. Đa số Gel fluor chỉ chứa fluor mà khơng có canxi và phosphat, vì vậy cần bổ sung thêm canxi cũng như phosphat nhằm tạo điều kiện hoàn hảo cho sự hình thành có hiệu lực của lớp CaF2.
Nước bọt là nguồn cung trực tiếp các ion canxi, các ion fluor và các ion phosphat vào men răng.
CaF2 là nguồn lưu trữ tốt hơn trên các bề mặt khử khống. Nếu độ pH thuộc phạm vi có tính axit, lớp CaF2 phát hành các ion canxi và fluor. Những ion này được thả vào nước bọt và hình thành một kho chứa của các ion chống lại sự hủy khoáng tốt hơn, hoặc nó đóng góp cho sự hình thành của Fluorapatite hay Fluor hydroxy apatit. Bằng cách thay thế của một ion hydro bằng một ion fluor trong hydroxy, biến apatit men răng thành một tổ chức có đề kháng cao hơn với sự tấn cơng của axit.
Sự hình thành của CaF2 trên lớp bề mặt cũng như kết hợp của các ion fluor vào Hydroxy apatit góp phần tăng cường hiệu quả tái khống, phịng ngừa sâu răng và chống ăn mòn răng.
1.3.1.2. Phòng chống sâu răng của Gel fluor
pH trung tính CaF2 gần như khơng bị hịa tan và có thể vẫn ổn định trong nhiều tháng. Trong một môi trường axit, các ion fluor được phân tán vào men và nước bọt (Hình 1.7). Các ion này bảo vệ các mơ răng cứng chống lại các cuộc tấn cơng hủy khống bằng cách tăng tái khống và ức chế các vi khuẩn trao đổi chất. Hình 1.9. Hủy khống (Demineralisation) Hình 1.10. Lớp canxi fluoride Hình 1.11. Sinh khả dụng của fluoride * Nguồn: Dijkman TG 1988 [80]
1.3.1.3. Bảo vệ chống lại sự hủy khống và xói mịn men răng
Các nghiên cứu về hiệu quả của fluor dưới dạng phức hợp để tái khoáng hoá tổn thương mất khoáng đã được nhiều tác giả nghiên cứu cho thấy: việc tiếp xúc của răng với điều kiện đặc biệt có tính axit, có thể gây ra tổn thất đáng kể về cấu trúc răng, gây mất mô cứng của răng (hiện tượng này còn được gọi là sự xói mịn). Tăng cường men răng do kết hợp của các ion fluor, các ion canxi và các ion phosphat vào hydroxy apatit tạo thành kho lưu trữ CaF2 trên bề mặt răng cũng có thể giúp ức chế sự xói mịn răng [80].