Chương 1 : TỔNG QUAN
1.3. Vai trò của Gel fluor trong phòng và điều trị sâu răng
1.3.6. Một số nghiên cứu dự phòng sâu răng của fluor và gel fluor
1.3.6.1. Một số nghiên cứu thực nghiệm
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá tác dụng tái khống hóa men răng của fluor.
Năm 2002, Jones L. và cs đã nghiên cứu sự khống hóa bảo vệ men răng của fluor trong phịng thí nghiệm. Các tác giả đã dùng móc nhọn gạch trên men mỗi răng thí nghiệm sáu vạch. Ba gạch trên mỗi răng được bôi bằng một trong hai loại gel APF 1,23% hoặc NaF 2,2% trong 4 phút. Sau đó các răng này được ngâm trong dung dịch axit dạ dày mô phỏng trong thời gian 16, 36, 80 và 150 phút. Các gạch men trước và sau khi tiếp xúc với axit được đánh dấu và quan sát dưới kính lúp để đánh giá độ sâu tối đa của sự xói mịn. Kết quả cho thấy những gạch men được bơi gel fluor thì mức độ bị khử khống thấp hơn (độ sâu ăn mòn men thấp hơn). Như vậy gel fluor làm giảm đáng kể sự xói mịn men răng trong cơ thể [87].
Năm 2009, Santos L.M. và cs đã tiến hành đánh giá tác dụng của các sản phẩm có chứa fluor trong việc phát triển của các tổn thương sâu men răng trong ống nghiệm. Trên các răng đã nhổ ra khỏi cơ thể vì các nguyên nhân khác nhau, các tác giả bôi chất chống axit, chỉ để lại một lỗ nhỏ kích thước khoảng 5mm x 1mm. Sau đó các răng được phân bổ ngẫu nhiên vào các nhóm và được bôi bằng gel fluor 1,23% hoặc kem đánh răng trẻ em (có chứa 500ppm fluor). Mỗi nhóm răng sau đó được ngâm trong dung dịch có độ pH tăng dần để khử khoáng liên tục trong 14 ngày, được cắt lát qua trung tâm phần tiếp xúc với gel fluor hoặc kem chải răng và được phân tích độ sâu của tổn thương mất khống bằng kính hiển vi ánh sáng phân cực. Kết quả cho
thấy giá trị độ sâu trung bình tổn thương của nhóm đối chứng là 318μ m ± 39, trong khi độ sâu trung bình của nhóm sử dụng gel fluor là 213μ m ± 27 [88].
Tại Việt Nam, Trần Văn Trường và cộng sự (năm 2010) nghiên cứu thực nghiệm trên 120 răng hàm nhỏ vĩnh viễn của trẻ 7-12 tuổi, các răng được chia làm hai nhóm, một nhóm chứng và một nhóm có áp Gel fluor 1,23%. Sử dụng Diagnodent pen 2190, theo dõi và đánh giá sự thay đổi mức độ khống hóa của men răng, sau gây hủy khoáng với axit phosphoric 37% và tái khoáng với nước bọt và Gel fluor 1,23%. Kết quả cho thấy: chỉ số DD đo được của nhóm sử dụng Gel fluor 1,23% thay đổi khơng có sự khác biệt so với thời điểm ban đầu trước khi khử khoáng (DD = 5,40 ± 3,65), trong khi ở nhóm chứng chỉ số này tăng cao (DD = 19,6 ± 2,35), cho thấy Gel fluor có tác dụng khống hóa men răng tốt trên thực nghiệm [89].
Cũng trong năm 2010, Hoàng Tử Hùng và cs đã sử dụng phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X để phân tích thành phần hóa học (canxi, phospho, fluor, oxy) của men răng, đo độ cứng bề mặt men răng và quan sát bề mặt răng dưới kính hiển vi điện tử quét để đánh giá tác dụng của ACFP và vec- ni fluor trên men răng trong khử khoáng thực nghiệm. Kết quả cho thấy fluor khơng những có tác dụng bảo vệ men răng tránh bị “mềm” đi do axit trong mơi trường khử khống mà cịn có tác dụng làm lớp men bề mặt trở nên cứng chắc hơn sau thời gian thực hiện các quy trình khử khống/tái khống [90].
Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm đều chỉ ra rằng fluor có tác dụng làm giảm q trình khử khống và tăng q trình tái khống hóa men răng, vì thế fluor có tác dụng dự phịng và điều trị sâu răng giai đoạn sớm.
1.3.6.2. Nghiên cứu trên lâm sàng
Việc sử dụng fluor, cho dù thơng qua các chương trình cộng đồng, sử dụng chuyên nghiệp hoặc tự sử dụng, đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm sâu răng ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vì vậy có thể kết luận
rằng các biện pháp y tế cộng đồng này sẽ có tác động tích cực đến sức khoẻ răng miệng của người trưởng thành và người cao tuổi trong thời gian dài. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đây là sự thật lâm sàng [45].
Một nghiên cứu hệ thống của Griffin và cộng sự năm 2007 về hiệu quả của fluor tự sử dụng, fluor sử dụng theo chỉ định và fluor hóa nước uống ở người trưởng thành đã được báo cáo gần đây. Tác giả tổng kết trên các nghiên cứu đối với tất cả người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên và đối với người lớn tuổi từ 40 tuổi trở lên, độ tuổi trong nghiên cứu dao động từ 20,7-75. Kết quả cho thấy hàng năm tỷ lệ sâu răng đã giảm 29% (95% CI: 0,16 - 0,42) và tỷ lệ sâu chân răng đã giảm 22% (95% CI: 0,08 - 0,37). Dự phịng do fluor hóa nước uống là 27% (95% CI: 0,19– 0,34). Tất cả các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ sâu răng ở nhóm khơng tiếp xúc với fluoride cao hơn so với nhóm được tiếp xúc với fluoride ở mọi lứa tuổi. Tác giả kết luận: Fluoride giúp ngăn ngừa sâu răng ở người lớn ở mọi lứa tuổi [91].
Năm 2009, Nicola Innes và Dafydd Evans tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của fluor với những người cao tuổi sống trong nhà dưỡng lão tại Anh, ở đây có hàm lượng florua trong nước sinh hoạt là <0,15 ppm. Hai biện pháp can thiệp được sử dụng là chải răng hằng ngày với kem chải răng có chứa một hàm lượng florua cao hơn so với bình thường (khoảng 5000ppm) và áp gel fluor (22.600 ppm fluor). Kết quả cho thấy gel có chứa 22.600 ppm fluor có hiệu quả làm giảm sâu răng hơn so với kem chải răng đối với người cao tuổi sống trong nhà dưỡng lão, tại một khu vực mà hàm lượng fluor trong nước thấp. Nghiên cứu cũng khuyến cáo sử dụng gel có chứa 22.600 ppm fluor áp ba lần một năm có thể cung cấp lợi ích bổ sung [92].
Nghiên cứu của Jones J. trên 140.114 cựu chiến binh Mỹ, có độ tuổi trung bình là 60 tuổi trong khoảng thời gian từ tháng 09/2010 đến tháng 09/2012. Mục đích để kiểm tra tác động của phương pháp sử dụng florua
trong việc ngăn ngừa nguy cơ cao và theo dõi điều trị làm giảm tỷ lệ sâu răng ở người lớn tuổi. Kết quả cho thấy phương pháp điều trị fluoride lâm sàng đã làm giảm 17-20% tỷ lệ và nguy cơ sâu răng trong thời gian theo dõi [93].
Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng khác được tiến hành bởi R. Li và cộng sự năm 2017 tại Hồng Kông, Trung Quốc. Tác giả đã lựa chọn 323 người cao tuổi có ít nhất 5 răng đã bị lộ chân răng và phân chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm can thiệp: nhóm 1 (kiểm sốt giả dược); nhóm 2: súc miệng với dung dịch Bạc diamine fluoride (SDF); nhóm 3, súc miệng với dung dịch Bạc diamine fluoride, ngay sau đó là dung dịch kali iodua (KI). Hướng dẫn vệ sinh răng miệng và kem đánh răng fluoride đã được cung cấp cho tất cả các đối tượng. Sau 30 tháng, 257 (79,6%) người cao tuổi đã được khám lại. Kết quả cho thấy độ sâu răng trong nhóm chứng, nhóm sử dụng SDF và SDF / KI tương ứng là 1,1, 0,4 và 0,5. Các nhóm sử dụng SDF và SDF / KI phát triển ít sâu răng hơn so với nhóm chứng với tỷ lệ là 62% và 52%. Có thể kết luận rằng việc áp dụng hàng năm SDF hoặc SDF /KI có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu chân răng ở người cao tuổi [94].
Tại Việt Nam, đứng trước thực trạng sâu răng đang có chiều hướng gia tăng nhất là tại nông thôn và miền núi, Việt Nam đã tích cực triển khai các chương trình dự phịng sâu răng như: fluor hóa nước cấp cơng cộng, đưa fluor vào muối ăn... Tuy nhiên do điều kiện còn khó khăn về kinh tế và nhân lực nên mức độ phủ rộng của các chương trình này cịn rất hạn chế. Chính vì vậy việc kết hợp thêm các biện pháp phòng sâu răng bằng fluor theo con đường tại chỗ như Gel fluor, Véc-ni fluor v.v… nhằm hạ thấp tỷ lệ bệnh răng miệng trong cộng đồng như các nước tiên tiến đã làm là hết sức cần thiết.
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có báo cáo nào về sử dụng Gel fluor để phòng, điều trị sâu răng cho người cao tuổi.