Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nghiên cứu can thiệp
2.3.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu can thiệp
* Biến số
Bảng 2.4. Một số biến sử dụng trong nghiên cứu can thiệp
Các loại biến số Phân loại Cách thu thập số liệu
Giới tính Biến định tính Phỏng vấn
Tuổi Biến định tính Phỏng vấn
Sâu răng Biến định tính Khám
Mất răng Biến định tính Khám
Trám răng Biến định tính Khám
Số răng sâu Biến định lượng Khám
Số răng trám Biến định lượng Khám
Số răng mất Biến định lượng Khám
* Chỉ số
- Chỉ số DMFT
+ Chỉ số DMFT được tính tốn bằng việc đánh giá hàm răng trên từng răng Thành phần DT: bao gồm tất cả các răng bị sâu ở thân và chân răng và các răng đã hàn lại có sâu.
Thành phần MT: Bao gồm các răng mất do sâu và do bất kỳ nguyên nhân nào khác đối với người trên 30 tuổi.
Thành phần FT: bao gồm các răng đã hàn khơng sâu. + Cách tính:
DMFT (1 người) = DT + MT + FT DMFT (quần thể)
- Chỉ số hiệu quả (CSHQ): Sử dụng CSHQ để đánh giá một số chỉ số
này chúng tôi sử dụng CSHQ để đánh giá tỷ lệ bệnh sâu răng, mất răng và chỉ số DMFT thay đổi sau can thiệp so với trước can thiệp ở nhóm NCT sử dụng gel fluor 1,23% (nhóm can thiệp) và kem chải răng P/S 0,145% fluor (nhóm đối chứng).
Cơng thức tính CSHQ:
+ CSHQct: Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp + CSHQđc: Chỉ số hiệu quả của nhóm đối chứng
+ p1ct : Tỷ lệ trước can thiệp bệnh sâu răng của nhóm can thiệp + p2ct : Tỷ lệ sau can thiệp bệnh sâu răng của nhóm can thiệp + p1đc : Tỷ lệ trước can thiệp bệnh sâu răng của nhóm đối chứng + p2đc : Tỷ lệ sau can thiệp bệnh sâu răng của nhóm đối chứng
- Chỉ số can thiệp (CSCT): Sử dụng CSCT (tỷ lệ %) để đánh giá hiệu quả
can thiệp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng:
CSCT (%) = CSHQct – CSHQđc
So sánh kết quả các chỉ số thu thập được trước và sau can thiệp và rút ra kết luận cần thiết. Hiệu quả của can thiệp cộng đồng được đánh giá dựa vào so sánh sự khác biệt về tỷ lệ bệnh giữa nhóm người cao tuổi ở xã đã can thiệp và xã đối chứng trước và sau thời điểm can thiệp.