Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Là người cao tuổi (theo luật người cao tuổi của Việt Nam năm 2009 quy định: NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ).
+ Sống tại địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian điều tra. + Đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Đang bị bệnh lý tồn thân cấp tính.
+ Khơng đủ năng lực trả lời các câu hỏi phỏng vấn (mắc bệnh tâm thần, người câm, điếc...).
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đây là một phần của đề
tài cấp Bộ: “Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng ở người cao tuổi Việt Nam”.
* Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức [95]:
2 2 2 / 1 (1 ) d p p Z n x DE Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
p: Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng tại cộng đồng của người trên 45 tuổi (78%), theo điều tra răng miệng toàn quốc Việt Nam năm 2001 [4]
d: Độ chính xác tuyệt đối (chọn d = 2,73%)
Z(1-α/2): hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa thống kê = 0,05, tương ứng với độ tin cậy là 95% thì Z(1-α/2) = 1,96
- Do sử dụng kỹ thuật chọn mẫu 30 chùm ngẫu nhiên nên cỡ mẫu cần nhân với hệ số thiết kế. Chọn DE =1,5
- Do vậy, cỡ mẫu cần cho nghiên cứu là 1328 người cao tuổi. Thực tế nghiên cứu tiến hành điều tra trên 1350 người cao tuổi.
2.2.3. Cách chọn mẫu
Áp dụng kỹ thuật chọn 30 chùm theo từng bước [43]:
- Lập danh sách các xã, phường của thành phố Hải Phịng. Sau đó lập một bảng điền thơng tin về dân số NCT của từng xã, phường rồi tiến hành tính dân số NCT cộng dồn.
- Chọn chùm nghiên cứu: Cỡ mẫu cho mỗi chùm là: 1328/30 44,3 chọn 45 NCT.
- Chọn đối tượng nghiên cứu: lên danh sách NCT trong xã/phường, chọn ngẫu nhiên đơn 45 NCT từ danh sách đó cho đến khi đủ số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu.
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Tập huấn cán bộ nghiên cứu: gồm 30 người trong đó có 15 người khám và 15 người ghi.
- Thu thập số liệu bằng việc sử dụng một bảng câu hỏi để phỏng vấn từng người, khám răng miệng.
+ Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu để thu thập các thông tin về đặc trưng cá nhân (tuổi, giới, địa dư, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, điều kiện kinh tế gia đình, lần khám răng gần nhất...).
+ Khám lâm sàng xác định thực trạng và nhu cầu điều trị bệnh răng miệng ở người cao tuổi.
Việc phỏng vấn đối tượng nghiên cứu và khám lâm sàng được thực hiện tại trạm y tế của mỗi xã/phường. Thời gian buổi sáng bắt đầu từ 7h30' - 11h30' và buổi chiều bắt đầu từ 14h00' - 16h30'.
Trung bình mỗi lần phỏng vấn khoảng 15 phút/đối tượng, khám khoảng 10 phút/đối tượng.
2.2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu cắt ngang
Sức khỏe răng miệng là khái niệm rộng bao gồm tình trạng bệnh lý của răng, mơ quanh răng, mất răng. Ngồi ra cịn có bệnh lý của xương hàm, bệnh lý niêm mạc miệng, bệnh lý tuyến nước bọt, bệnh lý khớp thái dương hàm...
Trong phạm vi của đề tài, nhóm nghiên cứu tập trung vào các biến số và chỉ số của tình trạng sâu răng và mất răng.
Bảng 2.1. Một số biến số, chỉ số trong nghiên cứu cắt ngang
Các loại biến số Phân loại Cách thu thập số liệu
Giới tính Biến định tính Phỏng vấn
Tuổi Biến định tính Phỏng vấn
Địa dư Biến định tính Phỏng vấn
Trình độ học vấn Biến định tính Phỏng vấn
Nghề nghiệp Biến định tính Phỏng vấn
Tình trạng hơn nhân Biến định tính Phỏng vấn Xếp loại kinh tế Biến định tính Phỏng vấn Thời gian khám răng gần nhất Biến định tính Phỏng vấn Số lần chải răng/ngày Biến định tính Phỏng vấn
Sâu răng Biến định tính Khám
Mất răng Biến định tính Khám
Trám răng Biến định tính Khám
Số răng sâu Biến định lượng Khám
Số răng trám Biến định lượng Khám
Số răng mất Biến định lượng Khám
Chỉ số DMFT Biến định lượng Khám
Nhu cầu điều trị sâu răng Biến định tính Khám Nhu cầu răng giả Biến định tính Khám
2.2.6. Một số tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu cắt ngang
Chúng tơi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đốn sâu răng của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1997, được bổ sung năm 2013.
* Đánh giá tình trạng răng
Bảng 2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng răng [11]
Mã số: Tình trạng Tiêu chuẩn
0: Khỏe mạnh Thân răng Chân răng
Khơng có lỗ sâu đã hoặc chưa điều trị ở thân và chân. Không ghi nếu chỉ nghi ngờ và khơng có đủ các yếu tố dương tính
1: Sâu
Sâu thân răng Sâu chân răng
Có lỗ sâu rõ, đáy hoặc thành mềm hoặc men bị đục khoét ở phía dưới. Cảm nhận mềm, dai ở chân răng, chỉ trám tạm. Sâu hủy hết phần thân. Không ghi nếu nghi ngờ. Ghi ưu tiên sâu chân răng.
2: Trám và sâu tái phát Thân hoặc chân răng đã trám sâu lại hoặc sâu mới. Lưu ý nhận định vị trí và nguyên ủy của lỗ sâu
3: Răng trám đã tốt Có một hoặc nhiều miếng trám vĩnh viễn hoặc không thấy lỗ sâu khác hoặc răng đã được chụp bọc do sâu
4: Răng mất do sâu Răng đã nhổ do sâu
5: Răng mất vì lý do khác Nhổ để chỉnh, nha chu, phục hình 6: Mịn mặt nhai 6A: Mịn độ I 6B: Mòn độ II 6C: Mòn độ III 6D: Mòn độ IV Mịn men có những điểm lộ ngà ở núm Mịn ngà nơng lộ ngà nhiều điểm <1mm
Mòn ngà sâu lộ ngà nhiều điểm >1mm chưa lộ tủy
Mòn ngà sâu lộ tủy, biến chứng tủy 7: Răng đặc biệt
Trụ cầu, chụp bọc hay mặt dán
Răng trụ cầu cố định khơng vì lý do sâu Các kỹ thuật dán mặt ngồi RC khơng do sâu Cắm ghép: chân răng được đặt trụ
8: Mòn và tiêu cổ răng 8A, 8B, 8C
Mòn men rõ ở cổ răng Mòn lộ ngà ở cổ răng Tiêu cổ răng điển hình T: sang chấn răng
TA TB TC
Gãy vỡ không hết 1 núm hoặc 1/4 thân răng cửa Gãy vỡ cả núm hoặc 1/4 thân răng cửa
Gãy vỡ hở lộ tủy
* Đánh giá nhu cầu điều trị sâu răng
Bảng 2.3. Mã nhu cầu điều trị sâu răng [11]
Mã Nhu cầu điều trị
0 Không cần điều trị, thân răng lành mạnh 1 Trám 1 mặt
2 Trám ≥2 mặt: chỉ định khi có các tổn thương sâu, có trám tạm, miếng trám vĩnh viễn không tốt
3 Làm chụp thân răng bởi bất cứ lý do gì (sâu to, mẻ lớn…) 4 Mặt dán: bởi mục đích thẩm mỹ
5 Điều trị tủy: phục hồi thân răng sau đó trám hoặc làm chụp
6 Nhổ răng: do bệnh tủy, răng lung lay mất chức năng, để chỉnh nha… 7-8 Các điều trị khác
(tiêu lõm hình chêm, phục hình răng gãy, mịn... ) 9 Khơng ghi nhận