Phân loại sâu răng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel fluor ở người cao tuổi thành phố hải phòng (Trang 26 - 29)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.2. Bệnh sâu răng

1.2.5. Phân loại sâu răng

Có rất nhiều cách phân loại bệnh sâu răng. Có những phân loại phù hợp cho chẩn đoán, điều trị hàng ngày, có phân loại phục vụ cho điều tra nghiên cứu khoa học, cho tiên lượng và dự phòng bệnh...v.v [23],[27]. Sau đây là những cách phân loại hay áp dụng cho nghiên cứu khoa học và trong cộng đồng.

1.2.5.1. Phân loại theo “site and size”

Bảng 1.1. Phân loại “site and size”

Kích thước Vị trí Nhỏ 1 Trung bình 2 Rộng 3 Rất rộng 4 Hố rãnh 1 1.1 1.2 1.3 1.4 Mặt tiếp giáp 2 2.1 2.2 2.3 2.4 Cổ răng 3 3.1 3.2 3.3 3.4

- Site: tổn thương sâu răng xuất hiện tại 3 vị trí trên thân và chân răng, nơi tích tụ mảng bám răng, gồm:

+ Vị trí 1: tổn thương ở hố rãnh và các mặt nhẵn. + Vị trí 2: tổn thương kết hợp với mặt tiếp giáp. + Vị trí 3: sâu cổ răng và chân răng.

- Size: có 4 kích thước của tổn thương sâu răng:

+ Loại 1: tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng, cần điều trị phục hồi, khơng thể tái khống.

+ Loại 2: tổn thương mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành lỗ sâu còn đủ, cần tạo lỗ hàn.

+ Loại 3: tổn thương rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần phải có các phương tiện lưu giữ cơ sinh học.

+ Loại 4: tổn thương rộng làm mất cấu trúc của răng [28].

1.2.5.2. Phân loại theo ngưỡng chẩn đoán (theo Pitts)

Năm 1997 Pitts đã miêu tả bằng hình ảnh về lợi ích của việc phát hiện sâu răng sớm. Bằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ của núi băng trơi, ta có thể thấy các phương pháp phát hiện sâu răng truyền thống dẫn đến rất nhiều thương tổn không được phát hiện [27].

D0: + Không phát hiện trên lâm sàng bằng phương pháp thông thường, tổn thương chỉ có thể phát hiện được bằng các phương tiện hiện đại (Laser,...).

+ Tổn thương có thể phát hiện trên lâm sàng nhờ hỗ trợ Xquang. D1: Tổn thương phát hiện trên lâm sàng, bề mặt men răng còn giữ nguyên cấu trúc.

D2: Tổn thương phát hiện trên lâm sàng không cần cận lâm sàng (tổn thương chỉ giới hạn ở men răng).

D4: Tổn thương vào tủy răng.

Tổn thương ở hai tầng, tầng dưới là sâu răng giai đoạn sớm, không thể phát hiện được, phải nhờ phương tiện hỗ trợ hoặc nhờ chẩn đoán hiện đại. Sâu răng ở giai đoạn sớm có thể hồi phục hồn tồn nếu được can thiệp và tái khống kịp thời mà khơng cần khoan trám. Hình ảnh “tảng băng trơi” giúp phân biệt các giai đoạn tiến triển của sâu răng, mức độ nổi của tảng băng tùy thuộc vào ngưỡng chẩn đốn và mục đích sử dụng của các nghiên cứu.

Ngưỡng chẩn đốn từ D3 được dùng cho các nghiên cứu dịch tễ học, sâu răng được xác định khi tổn thương đã vào ngà răng.

Ngưỡng chẩn đoán từ D1 dành cho các thử nghiệm về nghiên cứu và lâm sàng, qua đó có các biện pháp dự phịng và điều trị thích hợp [27].

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ phân loại của Pitts [27]

1.2.5.3. Phân loại theo hệ thống đánh giá ICDAS

ICDAS là một hệ thống mới đã được WHO đưa ra năm 2005, có ưu điểm giúp phát hiện, đánh giá và chẩn đoán được sâu răng ngay từ các giai

đoạn sớm qua khám và quan sát bằng mắt thường.

Các thành phần trong hệ thống ICDAS bao gồm: hệ thống tiêu chí phát hiện sâu răng ICDAS, hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động của sâu răng ICDAS và hệ thống chẩn đoán sâu răng [22],[29].

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS

Mã số Mô tả

0 Lành mạnh

1 Đốm trắng đục (sau khi thổi khô 5 giây) 2 Đổi màu trên men (răng ướt)

3 Vỡ men định khu (khơng thấy ngà) 4 Bóng đen ánh lên từ ngà

5 Xoang sâu thấy ngà

6 Xoang sâu thấy ngà lan rộng (>1/2 mặt răng)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel fluor ở người cao tuổi thành phố hải phòng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)