Lý thuyết công bằng của J Stacy Adams (1963)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty bảo hiểm bưu điện TP HCM (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Các lý thuyết về động lực

2.2.6. Lý thuyết công bằng của J Stacy Adams (1963)

Theo Adams, nhân viên trong một công ty luôn muốn được đối xử công bằng, và ln xem xét tính cơng bằng trong tổ chức bằng việc so sánh phần thưởng, đãi ngộ của mình nhận được so với người khác (công bằng xã hội), xem xét cơng sức đóng góp của mình đã bỏ ra với những gì mà mình nhận được (cơng bằng cá nhân). Nếu cơng sức đóng góp được tưởng thưởng tương xứng, hoặc tỷ lệ phần thưởng so với công sức họ bỏ ra tương đồng với tỷ lệ của những người khác, thì người ta cho rằng đó là sự cơng bằng. Ngược lại, người lao động sẽ cảm thấy bất công nếu phần thưởng, đãi ngộ không tương xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra hoặc tỷ lệ giữa phần thưởng so với công sức của họ là không ngang bằng so với người khác. Sự cơng bằng cịn được người lao động xem xét trong cách phân bổ nguồn lực hoặc hỗ trợ từ công ty giữa người này và người khác.

Khi so sánh, đánh giá đóng góp, cống hiến với những đãi ngộ và phần thưởng của mình có thể có ba trường hợp xảy ra:

 Khi người lao động cảm thấy bị đối xử không công bằng, họ sẽ bất mãn, tức giận, vắng mặt nhiều hơn, hiệu suất làm việc giảm và thậm chí họ sẽ ngừng việc.

 Khi người lao động cảm thấy họ được đối xử đúng, công bằng, phần thưởng và đãi ngộ là tương xứng với công sức của họ đã bỏ ra thì họ sẽ duy trì năng suất như cũ.

 Trong trường hợp phần thưởng và đãi ngộ mà người lao động nhận được nhiều hơn mong muốn, họ sẽ làm việc tích cực hơn, chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, nỗ lực này cũng chỉ trong một thời gian ngắn, sau đó họ có xu hướng trở lại trạng thái bình thường và xem việc được thưởng cũng chỉ là lẽ đương nhiên.

Học thuyết cũng cho rằng, khi người lao động cảm thấy bất công, họ sẽ để điều chỉnh hành vi của mình theo một trong những cách sau đây:

 Thay đổi nỗ lực của bản thân (giảm nỗ lực).  Thay đổi kết cục (tăng đầu ra).

 Thay đổi nhận thức về những người khác.  Chọn một đối tượng khác để tham chiếu.  Rời bỏ tổ chức.

Hạn chế của học thuyết công bằng là vẫn chưa làm rõ được một số vấn đề như: các nhân viên chọn được người để tham chiếu bằng cách nào? Cách xác định được đầu vào và đầu ra là như thế nào? Làm thế nào để có thể so sánh đầu vào và đầu ra của mình so với của người khác? Thời gian có làm thay đổi các yếu tố so sánh? Hơn nữa, sự cơng bằng hay bất cơng mang tính tương đối và phụ thuộc vào nhận thức của từng cá nhân.

Mặc dù còn những hạn chế, nhưng thuyết công bằng của J. Stacy. Adams được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ, và giúp cho các nhà quản lý nhiều điều quan trọng trong việc tạo động lực cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty bảo hiểm bưu điện TP HCM (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)