CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Các lý thuyết về động lực
2.2.7. Mơ hình mười yếu tố tạo động lực của Kovach (1987)
Năm 1987, dựa trên nền tảng các nghiên cứu trước đây, Kovach, Trường đại học George Mason, bang Virginia, Mỹ đã xây dựng mơ hình mười yếu tố tạo động lực. Một Bảng câu hỏi bao gồm mười yếu tố tạo động lực được Kovach xây dựng dựa trên nghiên cứu bởi Viện quan hệ lao động New York (The Labour Relations Institute of New York) vào năm 1946. Mơ hình mười yếu tố này được phổ biến rộng rãi ngay sau khi công bố, và được nhiều nhà nghiên cứu kiểm định nhằm khám phá ra các yếu tố tạo động lực cho nhân viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mười yếu tố này bao gồm:
Cơng việc thú vị: Cơng việc mang tính sáng tạo, có sự thách thức bản thân và cũng là cơ hội để thể hiện năng lực cá nhân.
Được cơng nhận đầy đủ cơng việc đã làm: đó là sự ghi nhận cơng lao bằng các hình thức khen thưởng một khi hồn thành tốt cơng việc.
Sự tự chủ trong công việc: được trao quyền để thực hiện công việc nhưng cũng đồng thời gánh vác trách nhiệm của bản thân.
Công việc ổn định: được đảm bảo công việc ổn định, không lo sợ mất việc làm.
Thăng tiến và phát triển nghề: Là cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp bản thân.
Điều kiện làm việc tốt: Môi trường làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên: Đó là sự quan tâm, tin cậy của cấp trên đối với nhân viên, được cấp trên chia sẽ cũng như giao những trọng trách.
Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị: sự góp ý, kỷ luật, phê bình hay tuyên dương khen thưởng tế nhị khéo léo, tôn trọng của cấp trên.
Sự giúp đỡ của cấp trên: đó là sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên trong giải quyết các vấn đề cá nhân, các khó khăn của nhân viên