Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty bảo hiểm bưu điện TP HCM (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thiết kế nghiên cứu

4.1.1. Qui trình nghiên cứu

Hình 4. 1: Thiết kế nghiên cứu.

Nguồn: Tác giả

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Rút ra các yếu tố tác động đến động lực làm việc Phỏng vấn lãnh đạo, rút ra

các yếu tố độc lập

Mơ hình nghiên cứu và xây dựng thang đo

Nghiên cứu định tính và định lượng

Đo độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố EFA Vấn đề nghiên cứu

Phân tích hệ số Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính

Xác định các nguyên nhân chính Kiểm định giá trị trung bình, kiểm định T-test, ANOVA Kết luận và đề xuất giải pháp

4.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: (1) Nghiên cứu định tính và (2) Nghiên cứu định lượng. Đối tượng khảo sát là tất cả nhân viên và lãnh đạo tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện TP.HCM

4.1.3. Mơ hình nghiên cứu

Sau khi tổng hợp các yếu tố tác động đến động lực làm việc rút ra từ cơ sở lý thuyết nêu trên, tác giả tiến hành phỏng vấn các lãnh đạo Tổng Công ty cũng như Ban lãnh đạo PTI HCM, gồm có 02 Phó Tổng Giám đốc Tổng cơng ty, Giám đốc và 3 Phó giám đốc PTI HCM về các yếu tố nêu trên. Tất cả các lãnh đạo đều thống nhất với các yếu tố tác động đến động lực làm việc được rút ra từ cơ sở lý thuyết. Tuy nhiên, khi được yêu cầu lựa chọn ra 6 trong 10 yếu tố rút ra từ lý thuyết, đồng thời sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, thì quan điểm của các lãnh đạo là khác nhau, cụ thể như sau:

Bảng 4. 1: Bảng chi tiết các yếu tố độc lập theo ý kiến của các lãnh đạo

STT Phó Tổng GĐ 1

Phó Tổng

GĐ 2 Giám đốc P.GĐ 1 P.GĐ 2 P.GĐ 3

1 Văn hóa Lãnh đạo Lãnh đạo Thu nhập Văn hóa Thu nhập

2 Lãnh đạo Văn hóa Thu nhập Văn hóa Thu nhập Lãnh đạo

3 Thu nhập Thu nhập Văn hóa Lãnh đạo Cơng việc Văn hóa

4 Cơng việc Cơng việc Điều kiện

làm việc Công việc Lãnh đạo Đào tạo, thăng tiến 5 Được công nhận đầy đủ công việc đã làm Được công nhận đầy đủ công việc đã làm Đào tạo,

thăng tiến thăng tiến Đào tạo,

Được công nhận đầy đủ công việc đã làm Tự chủ trong công việc 6 Đào tạo, thăng tiến Đào tạo, thăng tiến Được công nhận đầy đủ công việc đã làm Phúc lợi Tự chủ trong công việc Điều kiện làm việc

Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp

Từ Bảng Bảng 4.1, tác giả tổng hợp và sắp xếp các yếu tố tác động đến động lực làm việc, được các chuyên gia đánh giá và lựa chọn như sau:

Bảng 4. 2: Bảng tổng hợp các yếu tố độc lập theo ý kiến các lãnh đạo

STT Yếu tố tác động đến động lực làm việc Số chuyên gia lựa chọn

1 Văn hóa 6

2 Thu nhập 6

3 Lãnh đạo 6

4 Đào tạo, thăng tiến 5

5 Được công nhận đầy đủ công việc đã làm 4

6 Công việc 4

7 Tự chủ trong công việc 2

8 Điều kiện làm việc 2

9 Phúc lợi 1

Tổng cộng 36

Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp

Dựa trên cơ sở 10 yếu tố tổng hợp ở Chương 2, tham khảo các ý kiến của các lãnh đạo cũng như quan sát của tác giả tại nơi làm việc, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu với 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc cụ thể như sau:

* Các biến độc lập:

1. Yếu tố thu nhập (Mã hóa: TN) 2. Yếu tố lãnh đạo (Mã hóa: LĐ) 3. Yếu tố về văn hóa (Mã hóa: VH) 4. Yếu tố cơng việc (Mã hóa: CV)

5. Được công nhận đầy đủ cơng việc đã làm (Mã hóa: CN) 6. Đào tạo và thăng tiến (Mã hóa: ĐT)

* Biến phụ thuộc: Động lực làm việc (Mã hóa: ĐL)

Hình 4. 2: Mơ hình nghiên cứu chính thức.

Nguồn: Tác giả

4.1.4. Xây dựng thang đo và biến nghiên cứu

Trên cơ sở mơ hình nghiên cứu được xây dựng, tác giả tiến hành xây dựng thang đo và các biến nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 4. 3: Bảng thang đo và các biến nghiên cứu

STT Các yếu tố và biến quan sát Nguồn Mã hóa Yếu tố 1 Thu nhập (TN) TN

1 Thu nhập của Anh/Chị hiện nay phù hợp với năng lực và đóng góp của Anh/Chị?

Netemeyer, (1997)

TN1

2 Thu nhập của Anh/Chị phù hợp so với mặt bằng chung trên thị trường?

Giao Hà Quỳnh Uyên, (2015)

TN2

3 Thu nhập của Anh/Chị đáp ứng tốt nhu cầu cuộc sống?

Netemeyer (1997) TN3

Yếu tố 2 Lãnh đạo (LĐ) LĐ 4 Lãnh đạo đối xử công bằng? Warren, (2008) LĐ1 5 Lãnh đạo dễ dàng giao tiếp? Ehlers, (2003), LĐ2 6 Quản lý luôn khéo léo, tế nhị khi cần Kovach, (1987) LĐ3

Thu nhập (TN)

Lãnh đạo (LĐ)

Văn hóa (VH)

Đào tạo thăng tiến (ĐT) Công việc (CV) Được công nhận đầy đủ các công việc đã làm

(CN)

Động lực làm việc (ĐL)

STT Các yếu tố và biến quan sát Nguồn Mã hóa

phê bình Anh/Chị?

Yếu tố 3 Yếu tố văn hóa (VH) VH 7 Anh/Chị tự hào về Văn hóa Cơng ty? Denison, (1990) VH1 8 Anh/Chị yêu thích Văn hóa Cơng ty? Denison, (1990) VH2 9 Văn hóa Cơng ty là phù hợp? Denison, (1990) VH3 10 Anh/chị cảm thấy được tôn trọng, được

bày tỏ ý kiến của mình?

Schein, (1990) VH4

11 Anh/chị cảm thấy niềm vui, ý nghĩa khi

đến công ty làm việc mỗi ngày? Tác giả đề xuất

VH5

Yếu tố 4 Yếu tố công việc (CV) CV 12 Công việc của anh chị thú vị? Brooks, (2007) CV1 13 Công việc của anh chị có nhiều thách

thức?

Brooks, (2007) CV2

14 Công việc phù hợp với tính cách và năng lực của anh chị?

Brooks, (2007) CV3

Yếu tố 5 Được công nhận đầy đủ công việc đã làm (CN)

CN

15 Thành tích của Anh/Chị được đánh giá chính xác, kịp thời và đầy đủ?

Lindner, (1998) CN1

16 Đánh giá thành tích cơng bằng giữa các nhân viên?

Frey, (1997) CN2

27 Các tiêu chí đánh giá hợp lý, rõ rang? Frey, (1997) CN3

Yếu tố 6 Đào tạo và thăng tiến (ĐT) ĐT 18 Chính sách thăng tiến của cơng ty cơng

bằng

Drafke & Kossen (2002)

ĐT1 19 Công ty tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội

thăng tiến

Brooks, (2007) ĐT2 20 Công việc của Anh/Chị cho phép nâng

cao kinh nghiệm, kỹ năng và hiệu suất?

Teck-hong &Waheed, (2011)

ĐT3

Động lực làm việc (ĐL) ĐL 21 Anh/ Chị luôn nỗ lực làm việc hết

mình để hồn thành cơng việc vì cơng ty?

Brooks, (2007), Herzberg, (1959)

ĐL1 22 Anh/ Chị có thể duy trì nỗ lực thực

hiện công việc trong thời gian dài?

Brooks, (2007) ĐL2 23 Anh/ Chị có cảm hứng khi thực hiện

công việc?

Brooks, (2007) ĐL3 24 Anh chị sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá

nhân để hồn thành cơng việc?

Brooks, (2007) ĐL4 25 Anh chị cảm thấy có động lực khi làm

việc?

4.1.5. Thiết kế Bảng câu hỏi định lượng

Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu, và thang đo Likert, tác giả tiến hành chọn 11 cấp độ: từ 0 điểm (thể hiện mức độ rất không đồng ý) cho đến 10 điểm (thể hiện mức độ rất đồng ý) cho mỗi một câu hỏi đưa ra.

Sở dĩ tác giả sử dụng thang điểm 11 là nhằm mục đích làm giảm những phản ứng cực đoan của người được khảo sát, và thích hợp với việc khảo sát thường xuyên của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện.

Bảng câu hỏi gồm có 25 câu hỏi, trong đó 20 câu hỏi tương ứng với 06 yếu tố độc lập và 5 câu hỏi dành cho biến phụ thuộc

4.1.6. Phương pháp khảo sát

Tác giả tiến hành khảo sát bằng cách gửi Bảng câu hỏi bằng giấy trực tiếp hoặc bằng Bảng word thơng qua mail cho tồn bộ 138 người lao động trong Công ty Bảo hiểm Bưu điện TP.HCM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty bảo hiểm bưu điện TP HCM (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)