Rủi ro, theo nghĩa chung nhất, được hiểu là điều không tốt lành, không tốt bất ngờ xảy đến.
Đây là cách hiểu thơng thường nhất. Những gì được coi là rủi ro luôn mang lại những điều mà con người không mong muốn. Khi “rủi ro” xảy ra luôn đồng nghĩa với việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nào đó.
Ví dụ: Bạn đang tới một cuộc hẹn với đối tác thì bị hỏng xe giữa đường. 1. Các loại rủi ro
a/ Rủi ro có và khơng kèm theo tổn thất về tài chính
Thuật ngữ rủi ro bao gồm tất cả các tình huống trong đó có các nguy cơ hiện hữu. Trong kinh doanh, rủi ro thường gắn chặt với thiệt hại về tài chính, tuy nhiên trong một số trường hợp lại không như vậy mà rủi ro lại ảnh hưởng tới những vấn đề khác. Nếu doanh nghiệp bị sút giảm doanh thu do khủng hoảng, ta nói rủi ro gây thiệt hại về tài chính cho cơng ty.
Nếu bạn không làm vừa lịng cử tri trong bầu cử, khi đó phiếu bầu cho bạn giảm, đây có thể coi là thiệt hại khơng liên quan tới tài chính.
Ví dụ: đồng hồ báo thức hỏng và đi học muộn, bị vấp ngã và làm vỡ một giỏ trứng. b/ Rủi ro động và rủi ro tĩnh
- Rủi ro động
Đây là rủi ro xuất hiện khi nền kinh tế thay đổi dẫn đến việc công ty phải hứng chịu những tổn thất, chẳng hạn như việc doanh nghiệp không giữ được thị phần và khách hàng ổn định, khơng đảm bảo được chi phí và thu nhập ổn định… và hậu quả là sẽ xuất hiện những tổn thất về tài chính.
Rủi ro động còn bao gồm một số tổn thất khác mà nguyên nhân của nó khơng phải do nền kinh tế như thiên tai, bị lừa đảo….
Nhìn chung, các rủi ro động khơng mang lại lợi ích cho xã hội. Nó bao gồm cả sự hư hỏng về tài sản, chuyển đổi sở hữu hay sự phá sản đối với doanh nghiệp…. Rủi ro động nhìn chung là khá nguy hiểm, hầu hết các doanh nghiệp đều chú ý tới nó và thường áp dụng cách bảo hiểm để giảm thiểu tối đa thiệt hại khi nó xảy ra.
Ví dụ: bão gây thiệt hại cho doanh nghiệp nuôi thủy sản - Rủi ro tĩnh
Đây là kết quả của sự thay đổi trong nền kinh tế. Rủi ro tĩnh thường ít được chú ý nhưng tầm ảnh hưởng của nó lại tương đối rộng.
Ví dụ: sự thay đổi giá xăng dầu c/ Rủi ro căn bản và rủi ro cá biệt
Đây là hai loại rủi ro được phân biệt dựa trên cơ sở sự khác nhau của nguồn rủi ro và hậu quả của tổn thất do chúng gây ra.
- Rủi ro căn bản bao gồm các thiệt hại thơng phàm về nguồn gốc và hậu quả. Đó là các rủi ro, nguyên nhân của hầu hết các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị. Nó tác động trên một vùng rộng lớn hay tất cả dân số. Ví dụ: chiến tranh.
- Rủi ro cá biệt là các rủi ro phát sinh từ những hiện tượng cá biệt. Rủi ro này có thể là động hay tĩnh. Ví dụ: hoả hoạn.
Nhìn chung, rủi ro căn bản không rơi vào cá biệt một ai. Do vậy tồn xã hội sẽ phải có trách nhiệm loại trừ rủi ro này. Cách thông thường nhất là thông qua các loại bảo hiểm.
Rủi ro cá biệt là do các cá nhân phải gánh chịu, nó khơng phải chủ thể để cả xã hội quan tâm. Các cá nhân có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau để hạn chế rủi ro này.
d/ Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
- Rủi ro thuần tuý: Rủi ro thuần túy là các loại rủi ro chỉ mang lại hậu quả khơng có lợi hoặc những tổn thất (tức là rủi ro theo một chiều chứ hồn tồn khơng có tính hai mặt).
Ví dụ: bạn rơi xuống một cái hố khi đang đi ngồi đường
Rủi ro thuần t có thể chia thành bốn nhóm như sau:
• Rủi ro cá nhân: Rủi ro cá nhân là các tổn thất về thu nhập hay tài sản… của một cá nhân. Nhìn chung, rủi ra cá nhân được đánh giá trên bốn mối nguy hiểm: chết sớm, tuổi già, mất sức lao động, thất nghiệp.
• Rủi ro về tài sản: Rủi ro về tài sản bất cứ cá nhân nào là chủ sở hữu tài sản đều chịu rủi ro về tài sản do mình sở hữu. Đây là những tổn thất về tài sản do bị hư hỏng hay mất mát. Tổn thất về tài sản gồm hai loại: tổn thất trực tiếp và tổn thất gián tiếp do hậu quả. Rủi ro về tài sản có thể là một hỗn hợp giữa ba loại rủi ro: rủi ro tổn thất về tài sản, rủi ro tổn thất về thu nhập khi tài sản không được sử dụng, chi phí tăng thêm trong trường hợp có thiệt hại về tài sản
• Rủi ro pháp lý: Đây là các rủi ro liên quan tới luật pháp hay các quy định, quy chế. Mối nguy hiểm cơ bản trong rủi ro pháp lý là sự bất cẩn (không cố ý) của người khác, hay sự nguy hiểm đến tài sản của họ do không cẩn thận hay không chủ tâm gây nên. Như vậy, rủi ro pháp lý cịn có thể là kết quả của việc bất cẩn không cố ý gây nên. Rủi ro pháp lý là tổng hợp giữa khả năng thiệt hại về tài sản hiện tại và tổn thất về thu nhập trong tương lai do hậu quả thiệt hại về tài sản gây nên, hay trách nhiệm pháp lý phát sinh trong trường hợp cả khi ta cố ý hay không cố ý xâm hại quyền lợi của người khác. Theo pháp luật Việt Nam, nếu một người nào đó có hành vi làm hại người khác hay định gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác vì bất cứ lý do gì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý với sự thiệt hại gây ra đó.
• Rủi ro phát sinh do sự phá sản của người khác: Khi một người nào đó đã đồng ý làm việc cho cho một tổ chức, người đó phải chấp nhận bất kỳ tình huống nào xảy ra với tổ chức đó. Khi một cá nhân hay tổ chức bị phá sản đó là hậu quả tổn thất về tài chính, ta nói đó là rủi ro hiện hữu. Trong trường hợp này, tổ chức có thể đưa vấn đề pháp sản vào hợp đồng để xây dựng phương án thanh tốn nợ vay khi có sự cố xảy ra.
- Rủi ro suy đoán
Rủi ro suy đoán là loại rủi ro khơng hồn tồn mang tính thiệt hại mà đơi khi nó lại mang tới lợi ích. Ví dụ: Khi đầu tư kinh doanh có thể phát sinh rủi do suy thối
Rủi ro suy đốn có thể do một số nguyên nhân sau: Rủi ro do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh, rủi ro do kém khả năng cạnh tranh, rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng, rủi ro do lạm phát, rủi ro do sự khơng ổn định của chính sách thuế, rủi ro do thiếu thơng tin, rủi ro do bất ổn chính trị…
3.4.1.2 Các quan điểm về rủi ro