Phương pháp thu thập số liệu để đánh giá dự án

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị dự án: Phần 2 - Phan Tú Anh (Trang 55 - 57)

GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

4.2.3 Phương pháp thu thập số liệu để đánh giá dự án

Lựa chọn phương pháp thu thập số liệu phục vụ việc đánh giá dự án là vấn đề rất quan trọng đối với mọi cuộc đánh giá. Có nhiều phương pháp thu thập số liệu, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm khác nhau. Lựa chọn phương pháp nào để thu thập số liệu cần xuất phát từ những vấn đề như: ai là người sẽ sử dụng kết quả đánh giá; loại thông tin nào cần thu thập; mục đích của đánh giá dự án; thời gian cần thơng tin, nguồn thơng tin nào là chính... Dưới đây trình bày hai phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin: phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

4.2.3.1 Phương pháp định tính

Phương pháp định tính cho phép chuyên gia đánh giá dự án nghiên cứu những tài liệu lựa chọn, các tình huống hoặc sự kiện điển hình một cách sâu sắc và chi tiết. Phương pháp định tính cung cấp các thơng tin cụ thể thơng qua những trích dẫn trực tiếp, những mơ tả cẩn thận, tỷ mỉ về một tình trạng, sự kiện, con người... Những thông tin này được thể hiện thông qua hệ thống các bảng câu hỏi hoặc những phiếu điều tra, được mơ tả như một câu chun có kết thúc mở. Tuy nhiên, việc phân tích sẽ có khó khăn vì các câu trả lời thường khơng hệ thống, hoặc chưa

chuẩn hố. Nguồn số liệu thơ cho phân tích định tính gồm: các tình huống nghiên cứu, bảng trả lời câu hỏi điều tra, các mô tả quan sát, kết quả các cuộc phỏng vấn sâu...

Phương pháp nghiên cứu tình huống. Lựa chọn một số tình huống điển hình để nghiên

cứu. Các tình huống nghiên cứu cho ta những thơng tin phong phú để có thể đánh giá sâu đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, do hạn chế về số lượng đơn vị nghiên cứu nên số liệu khơng có ý nghĩa nhiều về mặt thống kê.

Phương pháp đánh giá nhanh. Phương pháp này được xem là một giải pháp quan trọng

để thu thập số liệu. Đây là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thu thập số liệu thứ sinh, phỏng vấn nhóm, quan sát và đo lường. Lợi thế của phương pháp này là cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, nó dễ bị sai lệch và địi hỏi phải có những chuyên gia thu thập số liệu có nhiều kinh nghiệm, và trình độ chun mơn cao.

4.2.3.2 Phương pháp định lượng

Một số phương pháp định lượng sử dụng để thu thập số liệu gồm:

Điều tra mẫu: Một số lớn đơn vị được điều tra theo một bộ câu hỏi xây dựng trước. Do

đó, thơng tin, số liệu thu được khá phong phú, chi tiết và là cơ sở để áp dụng các phương pháp phân tích thống kê

Các tài liệu ghi chép của chuyên gia. Tài liệu ghi chép của các chuyên gia đánh giá dự án

về các nhóm đối tượng nghiên cứu, cung cấp rất nhiều số liệu cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá dự án. Đây là nguồn cung thơng tin khá rẻ vì số lượng các cuộc phỏng vấn khơng nhiều, nhưng việc chế biến số liệu gặp khó khăn.

Thu thập số liệu thứ sinh. Đây là nguồn tài liệu quan trọng, phong phú lại chi phí thấp, rất

hữu ích cho việc đánh giá dự án. Tuy nhiên, số liệu thường khơng có nguồn gốc rõ ràng và không biết độ tin cậy của số liệu đó đến đâu. Ưu nhược điểm của một số phương pháp thu thập số liệu để đánh giá dự án được trình bày trong bảng 4.11

Bảng 4. 11. Ưu nhược điểm của một số phương pháp thu thập số liệu dùng đánh giá dự án

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

1. Nghiên cứu tài liệu - Chi phí thấp Độ tin cậy của thông tin kém 2. Lập bảng hỏi và điều tra - Cung cấp thông tin định

lượng và đáng tin cậy

Chi phí cao 3. Quan sát trực tiếp Không cần sự chuẩn bị kỹ

lưỡng. Phù hợp với các nghiên cứu ban đầu và đánh giá giữa kỳ

Kết quả có thể khác nhau vì phụ thuộc người quan sát.

4. Phỏng vấn - Chi phí khơng cao, dễ thực hiện. Cung cấp thơng tin hữu ích và dữ liệu chứa nhiều thơng tin

- Có sai số do quan điểm của người phỏng vấn và được phỏng vấn.

- Giải thích được các tác động

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị dự án: Phần 2 - Phan Tú Anh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)