a/ Điều tiết rủi ro
Điều tiết rủi ro có thể thực hiện được bằng cách: - Loại trừ hay né tránh rủi ro.
- Giảm thiểu rủi ro bằng cách giảm tổn thất. Có thể giảm tổn thất bằng một số giải pháp:
• Làm giảm mức tổn thất
• Làm giảm sự hiện diện của tổn thất
• Tăng hiệu quả của hoạt động cứu hộ và phục hồi tổn thất với một chi phí kinh tế Chi phí điều tiết rủi ro được đo lường bằng hiệu quả giữa việc giảm chi phí đền bù tổn thất và chi phí kiểm sốt tổn thất.
b/ Loại trừ rủi ro
Né tránh rủi ro “đóng vai trị an tồn” hay chọn rủi ro nhỏ nhất. Phương pháp này không được sử dụng rộng rãi nhưng đơi lúc nó cũng được áp dụng khi:
- Rủi ro hồn tồn khơng được thừa nhận.
- Các công ty hoặc cá nhân được chuẩn bị khả năng có thể xuất hiện rủi ro từ các rủi ro giả định.
Né tránh rủi ro chỉ là một phương pháp dùng để xử lý những rủi ro không được chấp nhận.
c/ Giảm thiểu rủi ro
Giảm tần số xảy ra tổn thất, kết quả của nó có thể làm tăng hiệu quả kinh tế. Đây có thể kết quả của một hoặc cả hai nhân tố sau:
- Rủi ro vật chất - nguyên nhân chủ yếu của tổn thất tập trung vào vấn đề kỹ thuật, cơ sở vật chất của dự án.
- Rủi ro tinh thần và ý thức - phần lớn là do sự sai lầm của con người và đó chính là những trường hợp khó kiểm sốt nhất.
d/ Nguy hiểm tinh thần thường biểu hiện qua chi phí ẩn dưới các hình thức sau - Chi phí ngưng làm việc
- Chi phí ảnh hưởng tâm lý do xuất hiện tổn thất
Nguy hiểm ý thức tinh thần và đạo đức phải được bảo đảm bằng một chi phí tổn thất tương đối lớn vì nó thường khó kiểm sốt và ngăn ngừa nó là việc khó.
e/ Ngăn ngừa và giảm tổn thất
Việc giảm khả năng và hậu quả của rủi ro, gia tăng tối đa hiệu quả của hoạt động khắc phục hậu quả là phương pháp duy nhất không giống các mục tiêu khác của quản trị rủi ro. Nó khơng điều tiết rủi ro nhưng nó làm giảm bớt mức độ thiệt hại của rủi ro. Thực chất, nó liên quan tới vấn đề “Kiểm soát tổn thất”.
g/ Chuyển giao tổn thất
Đây là vấn đề chúng ta sẽ chuyển giao rủi ro của chúng ta tới một các nhân hay tổ chức khác. Vấn đề là làm sao chúng ta làm được việc này và cá nhân hay tổ chức nào sẽ nhận rủi ro cho chúng ta?
Bảo hiểm là một cách thường được sử dụng trong chuyển giao rủi ro. Ngồi ra cịn có thể có những cách thức khác như bảo hành, các hợp đồng thỏa thuận, góp vốn kinh doanh... Các hình thức này khơng giống với bảo hiểm, chúng khơng loại trừ hồn tồn được rủi ro và tổn thất nhưng có thể chuyển giao một phần của rủi ro và hậu quả khi rủi ro xảy đến.
Ví dụ: Bạn có dự án mở một xưởng làm mộc. Bạn cần đánh giá các rủi ro đối với dự án này và đưa ra các giải pháp cho từng loại rủi ro.
3.4.2.2 Khắc phục rủi ro
1. Khái niệm và mục đích
a/ Khái niệm
Khắc phục rủi ro dự án là việc các nhà quản trị dự án bằng những biện pháp, hành động được dự tính từ trước (các biện pháp dự phịng) hay các hành động giải quyết tình huống tức thời giảm thiểu tối đa những thiệt hại khi rủi ro xảy ra với dự án.
b/ Mục đích
- Giảm thiểu thiệt hại.
- Thông thường, bất cứ rủi ro nào khi xảy ra cũng mang lại cho hoạt động kinh doanh nói chung và dự án nói riêng những thiệt hại nhất định. Do đó, việc giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với dự án là nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro. Nhà quản trị có thể thực hiện bằng cách dự đốn và né tránh rủi ro trước khi nó xảy ra hoặc bằng mọi cách khắc phục hậu quả khi nó rủi ro xảy ra.
- Điều chỉnh kịp thời.
- Khi ta lên kế hoạch thực hiện một cơng việc, sẽ phải có lộ trình để thực hiện cơng việc đó. Đặc biệt là dự án, các hoạt động được sắp xếp theo một trình tự logic và có lộ trình thời gian xác định. Khi rủi ro xảy ra, tất cả các cơng việc trong trình tự đó kể từ khi rủi ro xảy ra có thể sẽ khơng cịn phù hợp nữa. Tất yếu là các nhà quản trị cần phải thực hiện điều chỉnh một hoặc nhiều hành động trong hệ thống đó.
- Khơng phải lúc nào thực hiện điều chỉnh tức thời cũng là tốt bởi lẽ chúng ta cần thời gian để suy nghĩ và đưa ra phương án tối ưu. Tuy nhiên, nếu có thể đưa ra phương án càng nhanh thì sẽ càng hạn chế được thiệt hại rủi ro gây ra.
- Trong tất cả mọi trường hợp, vấn đề chi phí ln được quan tâm. Trong khắc phục rủi ro dự án, chi phí cần được quan tâm bởi nguồn lực tài chính dự án là xác định. Các nhà quản trị dự án nếu khơng có cách xử lý tốt thì chi phí do việc khắc phục hậu quả cũng có thể tự nó trở thành một dạng rủi ro dự án (nếu quá cao so với hiệu quả mà nó mang lại).