Vấn đề vận may và rủi ro luôn gắn với thực tiễn đời sống và ước vọng của con người, đặc biệt là người Á Đông.
Cha ông ta cũng đã đúc kết vấn đề này thông qua các phương ngôn, như: - Phúc bất trùng lai, hoạ vơ đơn chí
- Trong cái rủi có cái may, trong cái may có cái rủi - Tái ơng mất ngựa...
Sự may rủi được hiểu là khách quan, nằm ngồi sự kiểm sốt của con người.
Sở dĩ có thực tế như vậy là do trình độ nhận thức của nhân loại nói chung và của mỗi người nói riêng đối với thế giới khách quan lúc đó cịn bị hạn chế. Dần dần, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại càng ngày càng nhận biết và khám phá được các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đã tạo sức mạnh cho con người trong việc khống chế và làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. Từ đó, quan niệm về may rủi cũng đỡ thần bí và được cắt nghĩa đa chiều, mang tính khoa học và chủ động hơn.
- May mắn hay cơ hội là những biến động của các điều kiện khách quan bên ngoài chủ thể (do tự nhiên, xã hội tạo ra) đưa đến những điều kiện thuận lợi cho chủ thể, giúp cho chủ thể có điều kiện bứt phá, tạo nên sự phát triển đột biến.
- Rủi ro được quan niệm ngược lại, nó được coi là những vận động khách quan bên ngồi chủ thể gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể trong hành trình đi đến mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình.
Bảng 3. 10: Quan niệm cổ điển về phân loại cơ hội, rủi ro
Cơ hội (may mắn) Rủi ro
Tự nhiên - Mưa thuận, gió hồ
- Thời vụ thuận lợi
- Thời tiết bất thường (hạn hán, lũ lụt, động đất) - Thời vụ không thuận lợi
Xã hội - Chính trị - xã hội ổn định
- Kinh tế tăng trưởng
- Chính trị - xã hội mất ổn định - Kinh tế suy thoái
Quan niệm này về cơ bản là đúng, vì nó xuất phát từ việc xem xét bản chất của từng yếu tố và sự tác động của mỗi yếu tố đó đến sự tồn tại và phát triển của con người và các tổ chức nói chung, doanh nghiệp nói riêng. Cách tiếp cận này giúp cho các doanh nghiệp có sự cân nhắc và quyết định đúng đắn trong nhiều trường hợp.
Tuy nhiên, cách tiếp cận đó cịn có những hạn chế nhất định: thụ động trong nhận thức và từ đó dẫn đến hành động. Những sự hạn chế đó thể hiện qua hai cách ứng xử điển hình đối với cơ hội và rủi ro:
- Chờ đợi, mong muốn, cầu xin - Né tránh
Cả hai cách ứng xử này đều không phù hợp trong điều kiện sống và kinh doanh trong thế giới hiện đại, và do vậy, trong nhiều trường hợp, chính nó lại là ngun nhân dẫn đến việc bỏ lỡ những “cơ hội ngàn vàng”.
Ví dụ: Cơn bão số 9 vừa qua gây thiệt hại nặng cho các cánh đồng lúa miền Trung. Đây là một ví dụ về rủi ro