GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
4.2.1 Khái niệm, mục tiêu và phân loại đánh giá dự án
4.2.1.1 Khái niệm
Đánh giá dự án là q trình xác định, phân tích một cách hệ thống và khách quan các kết quả, mức độ hiệu quả và các tác động, mối liên hệ của dự án trên cơ sở các mục tiêu của chúng.
4.2.1.2 Mục tiêu
Đánh giá dự án là nhằm các mục tiêu sau đây:
- Khẳng định lại tính cần thiết của dự án, đánh giá các mục tiêu, xác định tính khả thi, hiện thực của dự án.
- Đánh giá tính hợp lý hợp pháp của dự án. Xem xét tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của các văn kiện thủ tục liên quan đến dự án.
- Đánh giá giữa kỳ là nhằm làm rõ thực trạng diễn biến của dự án, những điểm mạnh, yếu, những sai lệch, mức độ rủi ro của dự án trên cơ sở đó có biện pháp quản lý phù hợp; xem xét tính khoa học, hợp lý của các phương pháp được áp dụng trong việc xây dựng và triển khai dự án.
4.2.1.3. Phân loại đánh giá dự án
Đánh giá dự án có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Căn cứ theo khơng gian có thể phân loại đánh giá dự án thành đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài. Đánh giá nội bộ là loại đánh giá dự án được thực hiện bởi chính tổ chức đang thực hiện dự án với mục đích chủ yếu là cung cấp các thông tin cần thiết về dự án, làm cơ sở để ra các quyết định điều chỉnh, bổ sung kịp thời phục vụ cho công tác quản lý dự án. Đánh giá bên ngồi là hình thức tổ chức đánh giá dự án được thực hiện bởi những người, cơ quan bên ngồi, ví dụ, các nhà tài trợ, cơ quan chính phủ có thẩm quyền, với mục tiêu chủ yếu là cung cấp những thông tin cần thiết về dự án cho chính họ và các cơ quan liên quan đến dự án khác.
Căn cứ theo thời gian hay chu kỳ thực hiện dự án, có thể chia thành ba loại đánh giá chủ yếu: Đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá sau dự án.
a/ Đánh giá giữa kỳ (hay đánh giá trong giai đoạn thực hiện) Đánh giá dự án trong quá trình thực hiện là nhằm:
- Xác định phạm vi, các kết quả của dự án đến thời điểm đánh giá, dựa trên cơ sở những mục tiêu ban đầu.
- Giúp các nhà quản lý dự án đưa ra những quyết định liên quan đến việc điều chỉnh mục tiêu, cơ chế kiểm sốt tài chính, kế hoạch.
- Phản hồi nhanh cho các nhà quản lý về những khó khăn, những tình huống bất thường để có sự điều chỉnh chi phí và nguồn lực kịp thời.
- Là căn cứ để đề ra những quyết định về việc tiếp tục hay từ bỏ dự án, đánh giá lại các mục tiêu và thiết kế dự án.
b/ Đánh giá kết thúc dự án
Loại đánh giá này thường được thực hiện khi dự án đã hoàn tất. Mục tiêu của đánh giá kết thúc dự án là:
- Xác định mức độ đạt được các mục tiêu dự án.
- Phân tích các kết quả của dự án. Đánh giá những tác động có thể có của các kết quả. - Rút ra bài học, đề xuất các hoạt động tiếp theo hoặc triển khai những pha sau trong tương lai.
c/ Đánh giá sau dự án (còn gọi là đánh giá tác động của dự án).
Đánh giá sau dự án được tiến hành khi dự án đã hoàn thành được một thời gian. Mục tiêu của đánh giá sau dự án là:
- Xác định các kết quả và mức độ ảnh hưởng lâu dài của dự án đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của những người hưởng lợi từ dự án cũng như những đối tượng khác.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất khả năng triển khai các pha sau của dự án hoặc những dự án mới.
Đánh giá giữa kỳ thường được tiến hành đối với những dự án lớn, phức tạp, và thuộc loại đánh giá nội bộ. Hai loại đánh giá kết thúc và đánh giá sau dự án là cơ sở để xem xét lại các chính sách, quyết định có tính chiến lược của các cấp có liên quan. Chúng thường là loại đánh giá bên ngoài, được thực hiện bởi các nhà tài trợ.
Ngồi ra, có thể kể đến một số loại đánh giá dự án rất cụ thể khác mà thuộc q trình thực hiện như:
Đánh giá khó khăn. Mục đích chủ yếu của loại đánh giá này là tìm phương hướng giải
quyết những vấn đề khó khăn cụ thể nào đó, nảy sinh trong q trình thực hiện dự án;
Đánh giá giải thể. Đây là loại đánh giá được thực hiện khi nhà tài trợ muốn kết thúc dự
án trước thời hạn. Mục đích chính của loại đánh giá này là xem xét các mục tiêu của nhà tài trợ có được thực hiện đúng hay khơng.
Đánh giá kiểm tra. Loại đánh giá này chủ yếu xem xét, kiểm tra chất lượng cơng tác quản
lý tài chính và điều hành của đơn vị tổ chức dự án có đáp ứng yêu cầu hay không.