Rủi ro và cơ hội (sự may mắn) được quan niệm là hai mặt đối lập nhưng thống nhất trong một thực thể. Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, con người đều mong muốn được thụ hưởng may mắn (cơ hội) và tránh được sự không may (rủi ro) của thực thể thống nhất đó.
Khơng có cơ hội và rủi ro cho tất cả (trừ một số rất ít, cá biệt: “lụt thì lút cả làng”). Thường một biến cố nào đó, nếu là cơ hội cho một (hay một số) người này, doanh nghiệp hay tổ chức này, sẽ trở thành rủi ro (không may) đối với một (hay một số) người khác, doanh nghiệp và tổ chức khác.
Cha ơng ta cũng đã có cách tiếp cận rất biện chứng, duy vật (đã đề cập ở trên), tiếc rằng, trong hành động thực tiễn, không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu biết hết và vận dụng nó một cách đúng đắn.
Yếu tố quyết định trong việc một sự thay đổi của điều kiện khách quan trở thành một cơ hội hay rủi ro đối với doanh nghiệp, một mặt, tuỳ thuộc ở tính chất, nội dung của sự biến đổi đó; mặt khác, tuỳ thuộc ở tính chủ động (hay bị động) ở cách tiếp nhận, bản lĩnh và phương pháp tiếp nhận những biến động đó.
Điều này phụ thuộc phần lớn vào tâm thế, khí chất, khí phách, bản lĩnh, sự dày dạn kinh nghiệm, sự từng trải, ý chí, năng lực chuyên môn của nhà quản trị.
Rủi ro và cơ hội, không mâu thuẫn, loại trừ nhau mà trái lại, chúng còn bổ sung lẫn nhau để đi đến một cái nhìn tồn diện, khách quan, chủ động, tích cực trong việc xử lý các cơng việc thường nhật và bất thường trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: các doanh nghiệp kinh doanh tấm lợp lãi lớn sau bão.
3.4.1.3 Các quan điểm quản trị học hiện đại về quản trị rủi ro