Không một nhà quản trị nào chấp nhận thiệt hại. Tuy nhiên, trong quản trị dự án các nhà quản trị gần như phải tiến hành công việc trong sự hiện hữu thường xuyên của rủi ro và thiệt hại. Chính vì vậy, các nhà quản trị dự án ln phải có giải pháp để phục hồi và khắc phục hậu quả. Việc phục hồi và khắc phục hậu quả được thực hiện khá đa dạng. Thông thường, các nhà quản trị dự án sẽ tiến hành công việc này ở hai mốc thời gian khác nhau.
a/ Lên kế hoạch phục hồi và khắc phục hậu quả khi rủi ro chưa xảy ra Bản thân hoạt động dự án mang nhiều khía cạnh về thời gian khác nhau. - Khi ta lập dự án, đây là hoạt động hướng tới tương lai.
- Khi ta triển khai dự án, đây là hoạt động để hiện thực hóa tương lai.
- Khi ta tiến hành khai thác dự án, đây mới là lúc ta khẳng định xem dự án có mang lại hiệu quả như mong muốn hay không.
Khi xây dựng dự án, các nhà quản trị chủ yếu dựa trên các thông số hiện tại, qua sự phân tích đánh giá kết hợp với các chính sách để đưa ra các dự đốn về tương lai. Chính vì vậy, khi lên kế hoạch hạn chế hậu quả rủi ro, các nhà quản trị dự án hồn tồn có thể đưa ra các kế hoạch dựa trên kết quả của quá trình xây dựng dự án.
Các nhà quản trị sẽ đưa ra các dự đốn về các loại rủi ro có thể xảy ra, mức độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro, xác suất xảy ra của các loại rủi ro… Đồng thời dự đoán mức độ thiệt hại của rủi ro khi nó xảy ra. Từ đó, các nhà quản trị dự án đưa ra kế hoạch khắc phục hậu quả trên các mặt: Tài chính; Nhân lực; Cơng nghệ; Thời gian; Kế hoạch…
Thực hiện theo cách này là khó bởi lẽ dự đốn khơng đảm bảo tính chính xác. Tuy nhiên, nếu có thể làm tốt thì lại giúp dự án gần như tránh được rủi ro.
b/ Lên kế hoạch phục hồi và khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra
Nhìn và nhận định cái có sẵn ln dễ hơn việc đưa ra các dự đốn và dựa vào các dự đốn đó. Khi rủi ro xảy ra, các nhà quản trị đã nắm bắt được nội dung và bản chất của nó, chính vì vậy việc đưa ra các kế hoạch khắc phục sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Thông thường, các nhà quản trị dự án sẽ tiến hành theo một trình tự:
Bước 1: Tiếp nhận rủi ro.
Bước 2: Phân tích, đánh giá rủi ro.
Bước 3: Đánh giá hậu quả rủi ro mang lại.
Bước 4: Đưa ra các kế hoạch khắc phục và phục hồi hậu quả. Bước 5: Lựa chọn và triển khai phương án tối ưu.
CÂU HỎI
1. Các phương pháp quản lý thời gian và tiến độ của dự án? 2. Biểu đồ phụ tải nguồn lực và điều chỉnh đều nguồn lực?
3. Điều phối nguồn lực trên cơ sở thời gian dự trữ tối thiểu của công việc? 4. Phân phối nguồn lực của dự án khi bị hạn chế số lượng nguồn lực? 5. Dự toán ngân sách và quản lý chi phí thực hiện dự án?
6. Phịng ngừa rủi ro và cách khắc phục rủi ro khi thực hiện dự án?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ môn Kinh tế đầu tư, Khoa Đầu tư; Giáo trình Quản lý dự án; Nhà xuất bản đại học kinh tế Quốc dân; năm 2014
- Bộ môn Kinh tế đầu tư, Khoa Đầu tư; Giáo trình Lập và thẩm định dự án; Nhà xuất bản đại học kinh tế Quốc dân; năm 2013
CHƯƠNG 4