CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
4.6 Phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát
Như đã đề cập ở Chương 2, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên khung phân tích kinh tế học về thuế. Trong đó, ba tiêu chí quan trọng để xem xét tính khả thi của một chính sách thuế được sử dụng để phân tích bao gồm tính kinh tế, tính cơng bằng, và tính khả thi. Các tính chất này sẽ được tác giả phân tích sau đây.
4.6.1 Phân tích tính kinh tế của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát
Kết quả ước lượng độ co giãn của cầu theo giá của nước giải khát ở Việt Nam cho thấy đây là mặt hàng có cầu co giãn nhiều theo giá (E = -2,77; |E| = 2,77 >1). Nghĩa là, nếu giá của mặt hàng này tăng lên 1% thì lượng cầu của mặt hàng này giảm đi 2,77%. Theo Mankiw (2010) thì một chính sách thuế đánh vào mặt hàng có cầu co giãn mạnh theo giá sẽ gây ra tổn thất lớn cho xã hội. Cịn Stiglitz (1986) thì cho rằng chính sách thuế áp dụng đối với sản phẩm có cầu co giãn mạnh sẽ làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Lý thuyết thuế tiêu thụ đặc biệt cho rằng chỉ áp dụng thuế này đối với một mặt hàng có cầu ít co giãn theo giá, ngược lại nếu mặt hàng chịu thuế có cầu co giãn mạnh theo giá thì thuế sẽ gây ra biến dạng hành vi tiêu dùng dẫn đến doanh thu thuế thấp, và tổn thất xã hội cao (Mccarten và Stotsky, 1995).
Bên cạnh đó, thuế tiêu thụ đặc biệt có thể gây ra tình trạng mất việc làm của nhân công trong ngành sản xuất nước giải khát. Đan Mạch và Hungary là một minh chứng cho vấn đề này khi doanh thu thuế thu nhập cá nhân giảm và làm tăng khả năng chính phủ phải trợ cấp an sinh xã hội cho những người mất việc vì ngành sản xuất nước giải khát bị thu hẹp lại (Oxford Economics, 2013).
Hơn nữa, việc áp thuế lên các mặt hàng nước giải khát có thể khiến giá của mặt hàng này cao hơn ở các nước láng giềng dẫn đến tình trạng người dân mua hàng ở nước ngồi, hoặc bn lậu qua biên giới. Ví dụ một hộ gia đình Đan Mạch có thể tiết kiệm ít nhất là 455 USD (350 EUR) một năm nếu mua nước giải khát tại Đức, và có đến 60% hộ gia đình Đan Mạch được khảo sát cho biết có mua đồ uống tại Đức trong vịng một năm qua, trong khi bốn năm trước 60% hộ gia đình trong cuộc khảo sát tương tự nói rằng họ "khơng bao giờ" giao dịch ở biên giới Đức (Oxford Economics, 2013). Đối với Việt Nam, tình trạng tương tự có thể xảy ra khi thuế được áp dụng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực,
các mặt hàng nước giải khát ở các nước như Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc có thể sẽ lấn át sản xuất nội địa.
Vì vậy, chính sách thuế đối với nước giải khát ở thời điểm hiện tại không đạt được hiệu quả kinh tế.
4.6.2 Phân tích tính cơng bằng của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát
Kết quả ước lượng hệ số co giãn của cầu theo thu nhập cho mặt hàng nước giải khát có kết quả nhỏ hơn 1 (A= 0,56 <1) cho thấy chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt khơng đạt được tính cơng bằng dọc, vì khi thu nhập tăng lên 1% thì lượng cầu nước giải khát chỉ tăng lên 0,56%. Nói cách khác, khơng phải người có thu nhập càng cao thì sẽ sử dụng càng nhiều nước giải khát. Do đó, đây khơng phải là chính sách thuế lũy tiến. Kết quả này cũng cho thấy, nước giải khát không phải là hàng hóa xa xỉ, do đó áp thuế tiêu thụ đặc biệt là không thuyết phục về mặt lý thuyết.
Tính cơng bằng ngang địi hỏi các mặt hàng có tính chất như nhau phải được đối xử ngang nhau nếu chính sách thuế được áp dụng. Ví dụ, nếu Bộ Tài Chính Việt Nam đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát vì cho rằng hàm lượng đường trong sản phẩm này gây ra ngoại tác tiêu cực thì cũng cần phải đánh thuế này cho tất cả các sản phẩm khác có chứa đường chẳng hạn như sữa, bánh kẹo. Mặc dù vậy, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt, hay thuế đường cho các sản phẩm có chứa đường có thể sẽ vấp phải nhiều phản ứng cả từ phía nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy, rất khó để có thể đạt được tính cơng bằng ngang nếu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được được áp dụng đối với nước giải khát.
Xét cả hai yếu tố trên, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nhắm vào nước giải khát ở Việt Nam khơng đạt được tính cơng bằng.
4.6.3 Phân tích tính đơn giản của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát
Bất kỳ một sắc thuế nào cũng đối mặt với vấn đề chi phí quản lý thu thuế thường gọi là chi phí hành thu, chi phí này bao gồm hai loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp là các khoản chi tiêu cho công tác hành thu của cơ quan quản lý thuế, cịn chi phí gián tiếp là các khoản mà người nộp thuế phải gành chịu. Ví dụ chi phí thời gian khai báo thuế, hoàn thành các biểu mẫu, chi phí ghi chép chứng từ tại các doanh nghiệp, hay thuê luật sư…v.v.
Đối với mặt hàng nước giải khát, cơng tác xác định nguồn thu có thể khơng phải là vấn đề quá phức tạp bởi các hãng sản xuất sản phẩm này rất dễ xác định và số lượng có hạn (135 nhà sản xuất tính đến năm 2013). Do đó, cơ quan thu thuế có thể áp dụng biện pháp thu tại nguồn thông qua doanh số bán hàng của nhà sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên phức tạp nếu phân biệt thuế suất cho từng sản phẩm, chẳng hạn giữa nước ngọt có ga và nước ngọt khơng có ga như đề xuất của Bộ Tài Chính, hay hàm lượng đường có trong các loại nước giải khát như các nước Đan Mạch và Pháp, hoặc theo các sản phẩm như Thái Lan. Các nhà sản xuất sẽ tìm cách chuyển nhiệm vụ thuế đến các sản phẩm có mức thuế suất thấp hơn, hoặc chịu phản ứng từ các hãng có sản phẩm chịu thuế suất cao. Nghiên cứu của Oxford Economics (2013) cho rằng chi phí hành chính đối với các chính phủ để thiết kế, giám sát và thi hành thuế là một vấn đề đáng lo ngại. Chẳng hạn, Chính phủ Đan Mạch đã rất khó khăn khi xác minh hàm lượng đường có trong các loại nước giải khát, vì vậy họ chuyển sang cách đánh thuế theo thể tích, nhưng cách này lại không công bằng. Thuế đánh vào mặt hàng đường cũng được sử dụng nhưng gặp phải trở ngại tương tự khi có nhiều loại đường khác nhau được dùng trong sản xuất, và có hàng nghìn sản phẩm cần phải giám sát khi thực thi thuế. Chi phí hành thu cũng có thể phát sinh cho các doanh nghiệp khi đối mặt với các mức thuế suất khác nhau, họ tìm cách chuyển nhiệm vụ đóng thuế sang các mức thuế suất thấp hơn, chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm có thuế suất thấp hơn, hoặc tìm cách tránh thuế. Như vậy, công tác hành thu thuế sẽ đối mặt với hai trở ngại. Thứ nhất, nếu chính sách thế đồng bộ được áp dụng cho tất cả các loại nước giải khát là như nhau thì nó sẽ khơng đạt được tính cơng bằng, nhưng nếu sử dụng thuế suất phân biệt thì chi phí quản lý thuế có thể sẽ tăng lên đáng kể. Thứ hai, các nhà sản xuất cũng đối mặt với tính chất phức tạp của thuế và họ phải tốn chi phí trong q trình thực thi.
Ngồi ra, thuế tiêu thụ đặc biệt có thể làm giảm nguồn thu của các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Kết quả ước lượng cho thấy, cầu nước giải khát là mặt hàng rất co giãn theo giá nên nếu thuế được áp dụng, lượng tiêu thụ có thể giảm mạnh, trong những trường hợp này áp thuế sẽ không mang lại nguồn thu lớn. Nếu thuế suất càng cao, lượng tiêu thụ càng giảm và doanh thu từ các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, hay thuế thu nhập doanh nghiệp đều giảm. Một minh chứng cho kết luận này là trường hợp của Ai Cập khi nước này giảm thuế từ 65% xuống cịn 25% vào năm 2005. Chính sách thuế này đã làm tăng doanh số tiêu thụ lên mức hai
con số, kết quả là làm tăng doanh thu thuế từ ngành công nghiệp nước giải khát lên 13%; đồng thời tạo ra việc làm, lợi nhuận trong ngành công nghiệp này. Tác động đầy đủ của chính sách giảm thuế này được ước tính làm tăng doanh thu thuế đến 20% (Oxford Economics, 2010). Hay trong trường hợp của Ai-len, việc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát đã giảm được tổn thất phúc lợi, giảm chi phí quản lý, và chi phí thực thi ước tính bằng khoảng 70% doanh thu thuế tiêu thụ đặc biệt; 30% còn lại được bù đắp bằng khoản tăng doanh thu thuế thu nhập và thuế giá trị gia tăng (Bahl và đ.t.g, 2003).
Như vậy, tính đơn giản của thuế tiêu thụ đặc biệt có thể sẽ khơng đạt được nếu chính sách thuế phân biệt được áp dụng.
Xem xét cả ba yếu tố trên, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát khơng phải là chính sách thuế hiệu quả dựa trên quan điểm của kinh tế học về thuế.