Xây dựng hàm cầu nước giải khát và xác định độ co giãn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát công nghiệp tại việt nam (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN

4.4 Xây dựng hàm cầu nước giải khát và xác định độ co giãn

Sau khi thực hiện các thủ tục tính tỷ lệ IMR (xem Phụ lục 8), mơ hình hàm cầu LA/AIDS cho 4 mặt hàng đồ uống ở Việt Nam được ước lượng theo phương pháp SUR (Seemingly Unrelated Regression). Kết quả ước lượng mơ hình được tóm tắt trong Bảng 4.4 dưới đây.

Bảng 4.4: Hệ số hồi qui ước lượng trong mơ hình LA/AIDS với ràng buộc đối xứng và đồng nhất được áp đặt

Các biến

Hệ số hồi qui cho các mặt hàng

Nước giải khát Sữa tươi Cà phê Chè

Hằng số -0,2912*** -0,7421*** -0,0115 -0,5375

Log(Pnước giải khát) -0,1805*** -0,1116*** -0,0186*** -0,0503

Log (Psữa tươi) -0,1116*** -0,1570*** -0,0297*** -0,0157

Log(Pcà phê) -0,0186*** -0,0297*** -0,0563*** -0,0080 Log(Pchè) -0,0503*** -0,0157*** -0,0080*** -0,0740 Log(Chi tiêu) -0,0433*** -0,0599*** -0,0274*** -0,0107 Log (Age) -0,0173*** -0,1697*** -0,0017 -0,1541 Log (Edu) -0,0100*** -0,0168*** -0,0110*** -0,0178 Log(hhsize) -0,0112*** -0,0105* -0,0065*** -0,0072 Location -0,0304*** -0,0945*** -0,0003 -0,0644 Gender -0,0117*** -0,0680*** -0,0054** -0,0509 Group2 -0,0301*** -0.0001 -0,0040 -0,0261 Group3 -0,0542*** -0,0045 -0,0028 -0,0469 Group4 -0,0610*** -0,0112 -0,0020 -0,0478 Group5 -0,0284*** -0,0032 -0,0002 -0,0314 IMR_i -0,5212*** -0,2050*** -0,4272*** -1,1534 R2 68,68% 33,19% 77,45% (-)

Nguồn: Tác giả tính tốn từ bộ dữ liệu VHLSS 2010

Dấu * chỉ mức ý nghĩa 10%, dấu ** chỉ mức ý nghĩa 5%, và dấu *** chỉ mức ý nghĩa 1%. Các kết quả tính tốn xem chi tiết tại Phụ lục 9.

Kết quả ước lượng với mô hình LA/AIDS cho thấy hầu hết các tham số trong mơ hình hồi qui đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, các hệ số hồi qui trong mơ hình hàm cầu mặt hàng chè được xác định bằng ràng buộc tính cộng dồn. Các hệ số IMR có ý nghĩa thống kê, do đó nếu bỏ qua vấn đề tiêu dùng bằng khơng thì kết quả ước lượng sẽ bị thiên lệch. Đa phần các biến số nhân khẩu học và biến số địa lý đều có tác động có ý nghĩa thống kê, điều này ngụ ý rằng có sự khác biệt trong tiêu dùng các mặt hàng đồ uống ở các hộ gia đình khác nhau và ở các vùng khác nhau.

Để thu được các hệ số co giãn của cầu theo giá và hệ số co giãn của cầu theo thu nhập, tác giả sử dụng các công thức (2.4), (2.5) và (2.6) để tính tốn. Kết quả các hệ số này được thể hiện ở Bảng 4.5 dưới đây.

Kết quả tính tốn độ co giãn của cầu theo giá riêng cho thấy giả thuyết 1 (H1) được thỏa mãn. Hệ số co giãn của cầu theo giá của 4 mặt hàng đều mang dấu âm, kết quả này phù hợp với lý thuyết kinh tế học vi mô rằng khi giá của một mặt hàng nào đó tăng lên thì lượng cầu của mặt hàng đó giảm đi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Một điểm đáng chú ý là cả 4 mặt hàng đồ uống đang xét đều có cầu co giãn nhiều theo giá, trong đó mặt hàng nước giải khát có cầu co giãn mạnh nhất. Kết quả hệ số co giãn của cầu theo thu nhập (chi tiêu) cũng cho thấy giả thuyết 2 (H2) được chấp nhận, cả 4 mặt hàng đồ uống đang xét đều là hàng hóa thơng thường.

Bảng 4.5: Độ co giãn của cầu theo thu nhập, và độ co giãn của cầu theo giá riêng Mặt hàng Độ co giãn của cầu theo thu nhập Độ co giãn của cầu theo giá Mặt hàng Độ co giãn của cầu theo thu nhập Độ co giãn của cầu theo giá

Nước giải khát 0,5650 -2,7718

Sữa tươi 1,3769 -2,0475

Cà phê 0,4760 -2,0512

Chè 1,0252 -1,1853

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát công nghiệp tại việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)